Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Toán 8

Bài 88, 89, 90, IV.1 trang 157, 158 SBT Toán 8 tập 2: Cho hình chóp cụt tứ giác đều…Tính diện tích xung quanh của hình chóp cụt

Bài Ôn tập chương IV – Hình lăng trụ đứng hình chóp đều. Giải bài 88, 89, 90, IV.1 trang 157, 158 Sách bài tập Toán 8 tập 2. Câu 88: Cho hình chóp cụt tứ giác đều ABCD.A’B’C’D’ có các cạnh đáy là a và 2a, chiều cao của mặt bên là a…

Câu 88: Cho hình chóp cụt tứ giác đều ABCD.A’B’C’D’ có các cạnh đáy là a và 2a, chiều cao của mặt bên là a.

a. Tính diện tích xung quanh của hình chóp cụt.

b. Tính độ dài cạnh bên và chiều cao hình chóp cụt.

(hình trang 173 sgbt)

 

a. Một mặt bên của hình chóp cụt là một hình thang có hai đáy là a và 2a; đường cao bằng a.

Diện tích mặt bên là:

\(S = \left( {a + 2a} \right):2.a = {3 \over 2}{a^2}\) (đvdt)

Diện tích xung quanh hình nón cụt:

\({S_{xq}} = 4.{3 \over 2}{a^2} = 6{a^2}\)  (đvdt)

b. Kẻ A’H ⊥ AB

Ta có K là trung điểm của AB, I là trung điểm của A’B’, O và O’ là tâm của hai hình vuông đáy.

Ta có: \(A’I = {a \over 2};AK = a \Rightarrow AH = {a \over 2}\)

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông AA’H, ta có:

\(A'{A^2} = A'{H^2} + A{H^2} = {a^2} + {{{a^2}} \over 4} = {{5{a^2}} \over 4}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Suy ra: \(AA’ = \sqrt {{{5{a^2}} \over 4}} \)

Kẻ IE ⊥ OK, ta có: OK = a \( \Rightarrow EK = {a \over 2}\)

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông IEK, ta có:

\(I{K^2} = I{E^2} + E{K^2} = {a^2} – {\left( {{a \over 2}} \right)^2} = {{3{a^2}} \over 4}\)

Vậy \(IE = \sqrt {{{3{a^2}} \over 4}} \)


Câu 89: Cần phải đo đường chéo của một viên gạch có dạng hình hộp chữ nhật mà chỉ được phép sử dụng thước có chia vạch thì phải làm như thế nào ? (không được cắt, xẻ…)

(hình trang 173 sgbt)

Gọi viên gạch là hình hộp chữ nhật ABCD.A1B1C1D1.

Advertisements (Quảng cáo)

Để đo đường chéo AC1 ta làm như sau: trên tia đối tia CC1 ta lấy điểm C2 sao cho CC2 = CC1.

Dùng thước chia vạch đo đoạn AC2. Độ dài đoạn AC2 chính là độ dài đường chéo AC1.


Câu 90: Tính thể tích của một trụ bê tông cho theo các kích thước ở hình 166, SJ = 9, OI = IJ.

Phần trên là một hình hộp chữ nhật, phần dưới là một hình chóp cụt tứ giác đều.

(hình 166 trang 157 sbt

Thể tích phần hình hộp chữ nhật:

\(V = 5.5.3 = 75\) (đvtt)

Ta có: IJ = AA’ ⇒ IJ = 3

\(\eqalign{  & OI = IJ = 3  \cr  & SJ = 9 \Rightarrow SO = 3 \cr} \)

Suy ra: \(S{A_1} = {A_1}A’;S{D_1} = {D_1}D’\)

Khi đó hình vuông A1B1C1D1 có cạnh A1B1 \( = {1 \over 2}A’B’ = 2,5\)

Thể tích hình chóp đều S.A’B’C’D’ là:

\(V = {1 \over 3}\left( {5.5} \right).6 = 50\) (đvtt)

Thể tích hình chóp đều S.A1B1C1D1 là:

\(V = {1 \over 3}\left( {2,5.2,5} \right).3 = 6,25\) (đvtt)

Thể tích hình chóp cụt A’B’C’D’.A1B1C1D1 là:

V = 50 – 6,25 = 43,75 (đvtt)

Thể tích của một trụ bê tông là:

V = 43,75 + 75 = 118,75 (đvtt)


Câu IV.1: Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác ở hình bs.15 rồi điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau:

(hình bs.15 sbt)

a

9

…………

20

63

…………

b

40

12

…………

…………

45

c

……….

37

…………

65

…………

h

8

…………

…………

…………

13

Diện tích một đáy

…………

…………

210

…………

…………

Diện tích xung quanh

…………

1512

…………

…………

…………

Diện tích toàn phần

…………

…………

…………

4464

…………

Thể tích

…………

…………

3570

…………

8190

a

9

35

20

63

28

b

40

12

21

16

45

c

41

37

29

65

53

h

8

18

17

24

13

Diện tích một đáy

180

210

210

504

630

Diện tích xung quanh

720

1512

1190

3456

1638

Diện tích toàn phần

1080

1932

1610

4464

2898

Thể tích

1440

3780

3570

12096

8190

Advertisements (Quảng cáo)