Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Toán 8

Bài 29, 30, 31 trang 90 SBT Toán 8 tập 2: Chứng minh rằng tam giác PQR đồng dạng với tam giác ABC

Bài 5 Trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c) SBT Toán lớp 8 tập 2. Giải bài 29, 30, 31 trang 90 Sách bài tập Toán 8 tập 2. Câu 29: Hai tam giác mà các cạnh có độ dài như sau có đồng dạng không …

Câu 29: Hai tam giác mà các cạnh có độ dài như sau có đồng dạng không ?

a. 4cm, 5cm, 6cm và 8mm, 10mm, 12mm;

b. 3cm, 4cm, 6cm và 9cm, 15cm, 18cm;

c. 1dm, 2dm, 2dm và 1dm, 1dm, 0,5dm.

a. Ta có: \({4 \over 8} = {5 \over {10}} = {6 \over {12}}\). Vậy hai tam giác đó đồng dạng

b. Ta có: \({3 \over 9} = {6 \over {12}} \ne {4 \over {15}}\). Vậy hai tam giác đó không đồng dạng

c. Ta có: \({1 \over 2} = {1 \over 2} = {{0,5} \over 1}\). Vậy hai tam giác đó đồng dạng.


Câu 30: Tam giác vuông ABC (\(\widehat A = 90^\circ \)) có AB = 6cm, AC = 8cm và tam giác vuông A’B’C’ (\(\widehat {A’} = 90^\circ \)) có A’B’ = 9cm, B’C’ = 15cm.

Hỏi rằng hai tam giác vuông ABC và A’B’C’ có đồng dạng với nhau không ? Vì sao ?

Trong tam giác vuông A’B’C’ có \(\widehat {A’} = 90^\circ \)

Advertisements (Quảng cáo)

Áp dụng định lí Pi-ta-go, ta có: \(A’B{‘^2} + A’C{‘^2} = B’C{‘^2}\)

Suy ra: \(A’C{‘^2} = B’C{‘^2} – A’B{‘^2} = {15^2} – {9^2} = 144\)

Suy ra: A’C’ =12 (cm)

Trong tam giác vuông ABC có \(\widehat A = 90^\circ \)

Áp dụng định lí Pi-ta-go, ta có: \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {6^2} + {8^2} = 100\)

Suy ra: BC = 10 (cm)

Ta có: \({{A’B’} \over {AB}} = {9 \over 6} = {3 \over 2};{{A’C’} \over {AC}} = {{12} \over 8} = {3 \over 2};{{B’C’} \over {BC}} = {{15} \over {10}} = {3 \over 2}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Suy ra: \({{A’B’} \over {AB}} = {{A’C’} \over {AC}} = {{B’C’} \over {BC}} = {3 \over 2}\)

Vậy ∆ A’B’C’ đồng dạng ∆ ABC (c.c.c).


Câu 31: Tam giác ABC có ba đường trung tuyến cắt nhau tại O. Gọi P, Q, R thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng OA, OB, OC.

Chứng minh rằng tam giác PQR đồng dạng với tam giác ABC.

 

Trong ∆ OAB, ta có PQ là đường trung bình nên:

\(PQ = {1 \over 2}AB\) (tính chất đường trung bình của tam giác )

Suy ra: \({{PQ} \over {AB}} = {1 \over 2}\)        (1)

Trong ∆ OAC, ta có PR là đường trung bình nên:

\(PR = {1 \over 2}AC\) (tính chất đường trung bình của tam giác )

Suy ra: \({{PR} \over {AC}} = {1 \over 2}\)             (2)

Trong ∆ OBC, ta có QR là đường trung bình nên:

\(QR = {1 \over 2}BC\) (tính chất đường trung bình của tam giác )

Suy ra: \({{QR} \over {BC}} = {1 \over 2}\)              (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: \({{PQ} \over {AB}} = {{PR} \over {AC}} = {{QR} \over {BC}}\)

Vậy ∆ PQR đồng dạng ∆ ABC (c.c.c).

Advertisements (Quảng cáo)