Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Toán 7

Bài 19, 20, 21, 22 trang 40 SBT Toán lớp 7 tập 2: Tính chu vi của một tam giác cân có hai cạnh bằng 4m và 9m

Bài 3 Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác, bất đẳng thức tam giác SBT Toán lớp 7 tập 2. Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 40 Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 2. Câu 19: Có thể có tam giác nào mà độ dài ba cạnh như sau …

Câu 19: Có thể có tam giác nào mà độ dài ba cạnh như sau không:

a) 5cm; 10cm; 12cm?                         b) 1m; 2m; 3,3m?

c) 1,2m; 1m; 2,2m?

a) 5 + 10 > 12;            5 + 12 >  10;            10 + 12 >  5

Vậy có tam giác mà ba cạnh của nó là 5cm; 10cm; 12cm.

b) 1 + 2 < 3,3

Không có tam giác mà ba cạnh của nó là 1m; 2m; và 3,3 m vì tổng hai cạnh bé hơn một cạnh.

c) 1,2 + 1 = 2,2

Không có tam giác mà ba cạnh của nó là: 1,2m; 1m; 2,2m vì tổng hai cạnh bằng một cạnh.

Câu 20: Cho tam giác ABC có AB = 4cm; AC = 1cm. Hãy tìm độ dài cạnh BC biết rằng độ dài này là một số nguyên (cm).

Advertisements (Quảng cáo)

Theo bất đẳng thức tam giác và hệ quả ta có:

AB – AC < BC < AB + AC

\( \Rightarrow \) 4 – 1  < BC < 4 + 1

\( \Rightarrow \) 2  < BC < 5

Vì độ dài cạnh BC là một số nguyên nên BC = 4cm.

Câu 21: Cho hình dưới. Chứng minh rằng MA + MB < IA + IB < CA  + CB

Advertisements (Quảng cáo)

Trong ∆AMI ta có:

MA < MI + IA (bất đẳng thức tam giác)

Cộng vào 2 vế với MB ta có:

MA + MB  < MI  +  IA  +  MB

\( \Rightarrow \) MA + MB < IB  + IA                    (1)

Trong ∆BIC ta có:

IB <  IC  + CB (bất đẳng thức tam giác)

Cộng vài 2 vế với IA ta có:

IB  + IA < IC  + CB + IA

\( \Rightarrow \) IB  + IA < CA  + CB                      (2)

Từ (1) và (2) suy ra:  MA +  MB < IB + IA < CA + CB

Câu 22: Tính chu vi của một tam giác cân có hai cạnh bằng 4m và 9m.

Cạnh 4m không thể là cạnh bên vì nếu cạnh bên là 4m

Ta có:  4 + 4  < 9 trái bất đẳng thức tam giác

Vậy cạnh 4m là cạnh đáy nên cạnh bên là 9m

Ta có chu vi của tam giác đó là 4 + 9 + 9 = 22 m.

Advertisements (Quảng cáo)