Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Toán 8

Bài 1, 2, 3, 4 trang 82, 83 SBT Toán 8 tập 2: Tính tỉ số của hai đoạn thẳng AB và A’B’

Bài 1 Định lí Ta-lét trong tam giác Sách bài tập Toán 8 tập 2. Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 82, 83 Sách bài tập Toán 8 tập 2. Câu 1: Viết tỉ số của các cặp đoạn thẳng sau…

Câu 1: Viết tỉ số của các cặp đoạn thẳng sau:

a. AB = 125cm, CD = 625 cm;

b. EF = 45cm, E’F’ = 13,5dm

c. MN = 555cm, M’N’ = 999cm

d. PQ = 10101cm, P’Q’ = 303,03m

a. Ta có:

\({{AB} \over {CD}} = {{125} \over {625}} = {1 \over 5}\)

b. Đổi: E’F’ = 13,5dm = 135 cm

Ta có:

\({{EF} \over {E’F’}} = {{45} \over {135}} = {1 \over 3}\)

c. Ta có:

\({{MN} \over {M’N’}} = {{555} \over {999}} = {{111.5} \over {111.9}} = {5 \over 9}\)

d. Đổi: P’Q’ = 303,03m = 30303cm

Ta có:

\({{PQ} \over {P’Q’}} = {{10101} \over {30303}} = {{10101} \over {10101.3}} = {1 \over 3}\)


Câu 2: Đoạn thẳng AB gấp năm lần đoạn thẳng CD; đoạn thẳng A’B’ gấp bảy lần đoạn thẳng CD.

a. Tính tỉ số của hai đoạn thẳng AB và A’B’

b. Cho biết đoạn thẳng MN = 505cm và đoạn thẳng M’N’ = 707cm, hỏi hai đoạn thẳng AB , A’B’ có tỉ lệ với hai đoạn thẳng MN và M’N’ hay không ?

a. Chọn đoạn thẳng CD làm đơn vị

Advertisements (Quảng cáo)

Suy ra đoạn thẳng AB = 5 (đơn vị), đoạn thẳng A’B’ = 7 (đơn vị).

Vậy: \({{AB} \over {A’B’}} = {5 \over 7}\)

b. Ta có:

\({{MN} \over {M’N’}} = {{505} \over {707}} = {{101.5} \over {101.7}} = {5 \over 7}\)

Vì \({{AB} \over {A’B’}} = {{MN} \over {M’N’}}\) nên AB và A’B’ tỉ lệ với MN và M’N’.


Câu 3: Tính độ dài x của các đoạn thẳng trong hình 1, biết rằng các số trên hình cùng đơn vị đo là cm.

 

a. Xem hình 1

Trong ∆ ABC, ta có: MN // BC

Suy ra: \({{AM} \over {MB}} = {{AN} \over {NC}}\) (định lí Ta –lét)

Hay \({{17} \over {10}} = {x \over 9}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy \(x = {{17.9} \over {10}} = 15,3\) (cm)

 

b. Xem hình 2

 Trong ∆ PQR, ta có: EF // QR

Suy ra: \({{EP} \over {PQ}} = {{PF} \over {PR}}\)

Hay \({{16} \over x} = {{20} \over {PR}}\)

Mà \(PR = PF + FR = 20 + 15 = 35\)

Vậy \(x = {{16.35} \over {20}} = 28\) (cm)


Câu 4: Cho hình thang ABCD có AB // CD và AB < CD

Đường thẳng song song với đáy AB cắt các cạnh bên CD, BC theo thứ tự tại M và N.

Chứng minh rằng:

a. \({{MA} \over {AD}} = {{NB} \over {BC}}\)

b. \({{MA} \over {MD}} = {{NB} \over {NC}}\)

c. \({{MD} \over {DA}} = {{NC} \over {CB}}\)

HD: Kéo dài các tia DA, CB cắt nhau tại E(h.3), áp dụng định lí Ta-lét trong tam giác và tính chất của tỉ lệ thức để chứng minh.

(xem hình 3)

 

a. Gọi E là giao điểm của AD và BC.

Trong ∆ EMN, ta có: AB // MN (gt)

Suy ra: \({{EA} \over {MA}} = {{EB} \over {NB}}\) (định lí Ta-lét)

Hay \({{EA} \over {EB}} = {{MA} \over {NB}}\)  (1)

Trong ∆ EDC, ta có: AB // CD (gt)

Suy ra: \({{EA} \over {AD}} = {{EB} \over {BC}}\) (định lí Ta-lét)

Hay \({{EA} \over {EB}} = {{AD} \over {BC}}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \({{MA} \over {NB}} = {{AD} \over {BC}} \Rightarrow {{MA} \over {AD}} = {{NB} \over {BC}}\)

b. Ta có: \({{MA} \over {AD}} = {{NB} \over {BC}}\) (gt)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\({{MA} \over {AD – MA}} = {{NB} \over {BC – NB}} \Rightarrow {{MA} \over {MD}} = {{NB} \over {NC}}\)

c. Ta có: \({{MA} \over {MD}} = {{NB} \over {NC}}\) (gt)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\({{MA} \over {MD}} = {{NB} \over {NC}} \Rightarrow {{MD} \over {MA + MD}} = {{NC} \over {NB + NC}} \Rightarrow {{MD} \over {DA}} = {{NC} \over {CB}}\)

Advertisements (Quảng cáo)