Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 53.1, 53.2, 53.3. 53.4 trang 61 SBT hóa học 9: Khi giặt quần áo dệt từ tơ tằm hoặc len lông cừu không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm cao mà nên giặt bằng xà phòng trung tính?

Bài 53. Protein – SBT Hoá lớp 9: Giải bài 53.1, 53.2, 53.3. 53.4 trang 61 Sách bài tập hóa học 9. Câu 53.1: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau; Khi giặt quần áo dệt từ tơ tằm hoặc len lông cừu không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm cao mà nên giặt bằng xà phòng trung tính?…

Bài 53.1: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.

B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino axit giống nhau tạo nên

C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino axit tạo nên.

D. Protein có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều phân tử axit aminoaxetic tạo nên.

Đáp án C.


Bài 53.2: Giải thích các hiện tượng sau

a)   Khi nấu canh cua thấy nổi lên các mảng gạch cua.

b)   Khi giặt quần áo dệt từ tơ tằm hoặc len lông cừu không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm cao mà nên giặt bằng xà phòng trung tính.

a) Do khi đun nóng các protein tan trong nước cua bị đông tụ.

b) Tơ tằm, lông cừu, len được cấu tạo từ protein, khi giặt bằng xà phòng có tính kiềm cao chúng dễ bị thuỷ phân làm quần áo mau hỏng.


Bài 53.3: Trong các loại lương thực, thực phẩm sau : gạo, kẹo, dầu lạc, trứng, loại nào

a)  chứa nhiều chất béo nhất ?

Advertisements (Quảng cáo)

b)  chứa nhiều chất đường nhất ?

c)  chứa nhiều chất bột nhất ?

d)  chứa nhiều protein nhất ?

a) Dầu lạc.

b) Kẹo.

c) Gạo.

d) Trứng.

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 53.4: Khi phân tích chất X được tách ra từ sản phẩm thuỷ phân protein, người ta thấy khối lượng mol phân tử của X là 75 gam/mol.

Đốt cháy 1,5 gam X thấy tạo ra 1,76 gam C02, 0,9 gam H20 và 0,28 gam N2.

a)   Hãy xác định công thức phân tử của X.

b)  Viết công thức cấu tạo của X.

a) Khối lượng các chất sinh ra khi đốt cháy 1 mol X là:

\({m_{C{O_2}}} = {{1,76} \over {1,5}} \times 75 = 88(gam) \to \) trong 1 mol X có \({m_C} = {{88} \over {44}} \times 12 = 24(gam)\)

\({m_{{H_2}O}} = {{0,9 \times 75} \over {1,5}} = 45(gam) \to {m_H} = {{45} \over {18}} \times 2 = 5(gam)\)

Trong 1 mol X có \({m_N} = {{0,28} \over {1,5}} \times 75 = 14(gam)\)

Gọi công thức của X là \({C_x}{H_y}{O_z}{N_t}\)

Ta có: 12x + y +16z +14t =75

Vậy: 12x = 24      ——– > x = 2

                                          y = 5

14t = 14   ———–> t = 1

Thay các giá trị của X, y, t vào ta được : 16z = 32 —> z = 2.

Vậy công thức của X là C2H5O2N.

Vì X tách được, ra từ sản phẩm thuỷ phân protein nên nó là amino ạxit. Vậy công thức cấu tạo của X là :

\(\eqalign{& \mathop {C{H_2}}\limits_| – C{\rm{OO}}H \cr & N{H_2} \cr} \)

Advertisements (Quảng cáo)