Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 37.1, 37.2, 37.3, 37.4 trang 46, 47 SBT Hóa 9: Hỗn hợp A gồm CH4 và C2H4. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp Ạ (đktc) rồi cho sản phẩm đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 20 gam kết tủa. Hãy tính thành phần % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp

Bài 37. Etilen – SBT Hóa lớp 9: Giải bài 37.1, 37.2, 37.3, 37.4 trang 46, 47 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 37.1: Etilen là chất; Hỗn hợp A gồm CH4 và C2H4. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp Ạ (đktc) rồi cho sản phẩm đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 20 gam kết tủa. Hãy tính thành phần % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp…

Bài 37.1: Etilen là chất

A. có khối lượng riêng lớn hơn không khí.

B. không màu, dễ tan trong nước,

C. mùi hắc, ít tan trong nước.

D. không màu, không mùi, ít tan trong nước.

Đáp án D.


Bài 37.2: Có các chất sau :  CH4 ; CH3 – CH3 ; CH2 = CH2 ; CH2 = CH – CH3.

a)  Chất nào tác dụng được với clo khi chiếu sáng ?

b)  Chất nào có thể làm mất màu dung dịch brom ?

c)   Chất nào có phản ứng trùng hợp ?

Hãy viết phương trình hoá học minh hoạ.

Advertisements (Quảng cáo)

– Tác dụng với clo khi chiếu ánh sáng là CH4 ; C2H6.

\(C{H_4} + C{l_2}\buildrel as \over\longrightarrow C{H_3}Cl + HCl\)

\({C_2}{H_6} + C{l_2}\buildrel as \over\longrightarrow {C_2}{H_5}Cl + HCl\)

– Làm mất màu dung dịch brom : CH2 = CH2 ; CH2 = CH – CH3.

\(C{H_2} = C{H_2};C{H_2} = CH – C{H_3}\)

\(C{H_2} = C{H_2} + B{r_2} \to C{H_2}Br – C{H_2}Br\)

\(C{H_2} = CH – C{H_3} + B{r_2} \to C{H_2}BrCHBr – C{H_3}\)

Advertisements (Quảng cáo)

– Có phản ứng trùng hợp là CH2 = CH2 ; CH2 = CH – CH3.

\({n_{C{H_2}}} = C{H_2}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{p,{t^o}}^{xt}} – \left( {C{H_2} – C{H_2}} \right)\)

\({n_{C{H_2}}} = CH – C{H_3}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{p,{t^o}}^{xt}} – {\left( \matrix{
C{H_2} – CH \hfill \cr \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,| \hfill \cr \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{H_3} \hfill \cr} \right)_n}\)


Bài 37.3: Dẫn từ từ a gam mỗi khí CH4, C2H2, CH2=CH-CH3 vào ba bình tương ứng X, Y, Z chứa cùng một lượng dung dịch brom. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy dung dịch trong các bình

A. X, Y, z bị mất màu.

B. X, Y mất màu, z không đổi màu.

C. X không đổi màu, Y mất màu, z nhạt màu.

D. X không đổi màu, Y nhạt màu, z mất màu.

Đáp án C.


Bài 37.4: Hỗn hợp A gồm CH4 và C2H4. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp Ạ (đktc) rồi cho sản phẩm đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 20 gam kết tủa. Hãy tính thành phần % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.

Gọi số mol của CH4 trong hỗn hợp là X, của C2H4 trong hỗn hợp là y.

Tính số mol CO2 tạo ra khi đốt CH4, C2H4 theo x, y. Từ đó lập hệ phương trình, tính được :

x = 0,1 ; y = 0,05.

=> %V CH4 = 66,67% ; %V C2H4 =33,33%.

Advertisements (Quảng cáo)