Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 42.4, 42.5, 42.6 trang 52 SBT Hóa học 9: Dẫn 5,6 lít hỗn hợp A, B có tỉ khối đối với H2 là 18,4 qua dung dịch nước brom dư sao cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy tính khối lượng brom đã tham gia phản ứng (biết thể tích khí đo ở đktc)?

Bài 42. Ôn tập chương 4 – SBT Hóa lớp 9: Giải bài 42.4, 42.5, 42.6 trang 52 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 42.4: Hiđrocacbon X có công thức phân tử là C4H10; Dẫn 5,6 lít hỗn hợp A, B có tỉ khối đối với H2 là 18,4 qua dung dịch nước brom dư sao cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy tính khối lượng brom đã tham gia phản ứng (biết thể tích khí đo ở đktc)?…

Bài 42.4: Hiđrocacbon X có công thức phân tử là C4H10

a)  Viết các công thức cấu tạo của X.

b)  Biết X có phản ứng thế với clo (clo thế hiđro ở vị trí bất kì) khi có ánh sáng. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi cho X tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol để tạo ra C4H9Cl.

c) Viết các công thức cấu tạo có thể có của C4H9Cl

a) Công thức cấu tạo của X có thể là:

\(C{H_3} – C{H_2} – C{H_2} – C{H_3}\) hoặc

\(\eqalign{& C{H_3} – CH – C{H_3} \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,| \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{H_3} \cr} \)

b) Phản ứng thế của X với clo theo tỷ lệ 1:1 khi chiếu sáng:

\({C_4}{H_{10}} + C{l_2}\buildrel {a/s} \over\longrightarrow {C_4}{H_9}Cl + HCl\)

c) Vì nguyên tử clo có thể thây thế nguyên tử hidro ở vị trí bất kì trong X nên;

+ Nếu X là \(C{H_3} – C{H_2} – C{H_2} – C{H_3}\) , công thức cấu tạo của C4H9Cl có thể là:

\(C{H_3} – C{H_2} – C{H_2} – C{H_2} – Cl\) hoặc

\(\eqalign{& C{H_3} – C{H_2} – CH – C{H_3} \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,| \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,Cl \cr} \)

+ Nếu X là \(\eqalign{& C{H_3} – CH – C{H_3} \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,| \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{H_3} \cr} \), thì công thức cấu tạo của C4H9Cl có thể là:

\(\eqalign{& C{H_3} – CH – C{H_2}Cl \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,| \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{H_3} \cr} \) hoặc

 


Bài 42.5: Hỗn hợp A gồm CH4, C2H2 và một hiđrocacbon X có công thức CnH2n+2 .Cho 0,896 lít hỗn hợp A đi qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 0,448 lít hỗn hợp hai khí.

Biết rằng tỉ lệ số mol của CH4 và CnH2n+2trong hỗn hợp là 1 : 1, khi đốt cháy 0,896 lít A thu được 3,08 gam khí C02 (thể tích khí đo ở đktc).

Advertisements (Quảng cáo)

a)  Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon X.

b)  Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.

a) Khi cho hỗn hợp A qua dung dịch brom dư, có phản ứng :

C2H2 + 2Br2    —>    C2H2Br4

Vì phản ứng xảy ra hoàn toàn và có hai khí thoát ra khỏi dung dịch brom, nên hai khí đó là CH4 và CnH2n+2

Theo đề bài, \({V_{{C_2}{H_2}}}\) tham gia phản ứng là : 0,896 – 0,448 = 0,448 (lít).

Vậy số mol C2H2 là \({{0,448} \over {22,4}} = 0,02(mol)\)

Gọi số mol của CH4 là X. Theo bài => số mol của CnH2n+2 cũng là x.

Vậy ta có : \(x + x = {{0,448} \over {22,4}} = 0,02 \Rightarrow x = 0,01\)

Phương trình hoá học của phản ứng.đốt cháy hỗn hợp :

\(2{C_2}{H_2} + 5{O_2} \to 4C{O_2} + 2{H_2}O\)

Advertisements (Quảng cáo)

0,02mol                  0,04mol

\(C{H_4} + 2{O_2} \to C{O_2} + 2{H_2}O\)

0,01mol                0,01mol

2CnH2n+2 + (3n+ 1) O2 —> 2nC02 + 2(n + 1)H20

0,01 mol                                  0,01 nmol

Vậy ta có :\({n_{C{O_2}}} = 0,04 + 0,01 + 0,01n = {{3,08} \over {44}} \Rightarrow n = 2\)

Công thức phân tử của hiđrocacbon X là C2H6.

b) Tính % thể tích các khí :

\(\% {V_{{C_2}{H_2}}} = {{0,448} \over {0,896}} \times 100\%  = 50\% \)

\(\% {V_{C{H_4}}} = \% {V_{{C_2}{H_6}}} = {{100\%  – 50\% } \over 2} = 25\% \)


Bài 42.6: Hiđrocacbon A, B mạch hở có tỉ khối đối với H2 tương ứng là 22 và 13.

a)  Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B.

b)  Dẫn 5,6 lít hỗn hợp A, B có tỉ khối đối với H2 là 18,4 qua dung dịch nước brom dư sao cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy tính khối lượng brom đã tham gia phản ứng (biết thể tích khí đo ở đktc).

a) Ta có \({M_A} = 22.2 = 44(gam/mol);{M_B} = 13.2 = 26(gam/mol)\)

Gọi công thức của A là \({C_x}{H_y} \Rightarrow 12x + y = 44 \Rightarrow x = 3;y = 8\)

Công thức của A là \({C_3}{H_8}\)

– Tương tự ta có công thúc của B là \({C_2}{H_2}\)

Công thức cấu tạo của B là  \(CH \equiv CH\)

b) Gọi số mol của \({C_2}{H_2}\) có trong hỗn hợp là x –> \({n_{{C_3}{H_8}}} = {{5,6} \over {22,4}} – x(mol)\)

Ta có: \(\bar M = {{26x + 44(0,25 – x)} \over {0,25}} = 18,4 \times 2 \Rightarrow x = 0,1\)

Phương trình hóa học :

\({C_2}{H_2} + 2B{r_2} \to {C_2}{H_2}B{r_4}\)

0,1 ——> 0,2 (mol)

Vậy \({m_{B{r_2}}}\) đã phản ứng là: 0,2 x 160 =32(gam)

Advertisements (Quảng cáo)