Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 42.1, 42.2, 42.3 trang 51 SBT Hóa 9: Nêu phương pháp phân biệt các bình đựng riêng biệt các chất khí CH4 ; C2H2 ; S02?

Bài 42. Ôn tập chương 4 – SBT Hóa lớp 9: Giải bài 42.1, 42.2, 42.3 trang 51 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 42.1: Viết các phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy các chất sau; Nêu phương pháp phân biệt các bình đựng riêng biệt các chất khí CH4 ; C2H2 ; S02?…

Bài 42.1: Viết các phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy các chất sau

\({C_n}{H_{2n + 2}};{C_m}{H_{2m}};{C_a}{H_{2a – 2}}\)

Các phương trình phản ứng cháy của các chất:

\({C_n}{H_{2n + 2}} + \left( {{{3n + 1} \over 2}} \right){O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow nC{O_2} + (n + 1){H_2}O\)

\({C_m}{H_{2m}} + \left( {{{3m} \over 2}} \right){O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow mC{O_2} + m{H_2}O\)

\({C_a}{H_{2a – 2}} + \left( {{{3a – 1} \over 2}} \right){O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow aC{O_2} + (a – 1){H_2}O\)


Bài 42.2: Nêu phương pháp phân biệt các bình đựng riêng biệt các chất khí sau

a)  CH4 ; C2H2 ; S02.

b)  C2H6 ; C2H4 ; H2.

a) Thí nghiệm 1 : Dẫn các khí qua ống thuỷ tinh vuốt nhọn rồi đốt. Hai khí cháy được là CH4 và C2H2. Khí không cháy được là S02.

Advertisements (Quảng cáo)

Thí nghiệm 2 : Dẫn hai khí “cháy được” qua dung dịch bromề Khí nào làm mất màu dung dịch brom, đó là C2H2, khí còn lại là CH4.

b) Dùng dung dịch brom nhận được C2H4. Đốt cháy hai chất còn lại và cho sản phẩm hấp thụ vào nước vôi trong nhận được C2H6, còn lại là H2.


Bài 42.3: A, B, C là ba hiđrocacbon khi đốt cháy đều thu được số mol khí C02 bằng hai lần số mol hiđrocacbon đem đốt. Biết :

A không làm mất màu dung dịch brom.

Một mol B tác dụng được tối đa với 1 mol brom.

Một mol C tác dụng được tối đa với 2 mol brom.

Advertisements (Quảng cáo)

Hãy xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B, C.

Gọi công thức của ba hiđrocacbon đó là : CxHy, CaHb, CnHm.

Khi đốt ta có :

\({C_x}{H_y} + \left( {x + {y \over 4}} \right){O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow xC{O_2} + {y \over 2}{H_2}O\)

\({C_n}{H_m} + \left( {n + {m \over 4}} \right){O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow nC{O_2} + {m \over 2}{H_2}O\)

\({C_a}{H_b} + \left( {a + {b \over 4}} \right){O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow aC{O_2} + {b \over 2}{H_2}O\)

Vì số mol C02 tạo ra bằng 2 lần số mol hiđrocacbon đem đốt. Vậy theo phương trình hoá học của phản ứng cháy

—–> X = a = n = 2.

Mặt khác : A không làm mất màu nước brom —> không có liên kết đôi hoặc ba. Vậy A là CH3 – CH3.

1 mol B chỉ tác dụng tối đa với 1 mol brom —–> có 1 liên kết đôi.

Vậy B là CH2 = CH2.

1 mol C tác dụng tối đa với 2 mol brom   ——> có liên kết ba.

Vậy C là CH \( \equiv \) CH.

Advertisements (Quảng cáo)