Bài 36.1: Trong tự nhiên khí metan có nhiều trong
A.khí quyển.
B. mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than,
C. nước biển.
D. nước ao
Đáp án B.
Bài 36.2: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp khí gồm CH4 và H2 ở đktc thu được 16,2 gam H2O.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
c) Tính thể tích khí C02 tạo ra ở đktc.
a) Các phương trình hóa học :
\(C{H_4} + 2{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow C{O_2} + 2{H_2}O\)
\(2{H_2} + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2{H_2}O\)
Gọi x là số mol của \(C{H_4}\) => \({V_{C{H_4}}} = n.22,4 = 22,4x\)
Advertisements (Quảng cáo)
y là số mol của \({H_2}\) => \({V_{{H_2}}} = n.22,4 = 22,4y\)
\({V_{hh}} = {V_{C{H_4}}} + {V_{{H_2}}} \Leftrightarrow 22,4x + 22,4y = 11,2\)
\({n_{{H_2}O}} = {m \over M} = {{16,2} \over {18}} = 0,9(mol)\)
Phương trình hóa học :
\(C{H_4} + 2{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow C{O_2} + 2{H_2}O\)
1 mol 1 mol 2 mol
x?mol ?mol ?mol
\(2{H_2} + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2{H_2}O\)
2 mol 2 mol
y mol ?mol
Advertisements (Quảng cáo)
\({n_{{H_2}O}} = 2x + y = 0,9\)
Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình: \(\left\{ \matrix{22,4x + 22,4y = 11,2 \hfill \cr 2x + y = 0,9 \hfill \cr} \right.\)
Giải hệ phương trình ta có: x = 0,4( mol); y= 0,1 mol
\({V_{C{H_4}}} = 22,4.x = 22,4.0,4 = 8,96(l)\)
\(\% {V_{C{H_4}}} = {{8,96} \over {11,2}}.100\% = 80\% ,\% {V_{{H_2}}} = 100\% – 80\% = 20\% \)
c) \({n_{C{O_2}}} = 0,4(mol)\)
Thể tích của khí \(C{O_2}\) : \({V_{C{O_2}}} = 22,4.n = 22,4.0,4 = 8,96(l)\)
Bài 36.3: Ở điều kiện tiêu chuẩn, 2 lít hiđrocacbon A có khối lượng bằng 1 lít khí oxi. Hãy xác định công thức phân tử của A.
Theo đề bài : 22,4 lít 02 có khối lượng bằng 44,8 lít hiđrocacbon A. Vậy 2 mol A có khối lượng bằng 1 mol oxi
=> MA = 16 gam => công thức phân tử của A là CH4.
Bài 36.4: Nêu phương pháp hoá học dùng để phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt sau
a) Metan, hiđro, oxi.
b) Metan, cacbon đioxit, hiđro.
c) Metan, cacbon oxit, hiđro.
a) Đốt các khí:
Khí không cháy là oxi, khí cháy tạo ra CO2 (nhận được nhờ dung dịch Ca(OH)2) là CH4. Khí còn lại là H2.
b) Nhận ra C02 nhờ dung dịch Ca(OH)2, phân biệt CH4 và H2 tương tự câu a.
c) Đốt các khí. Khí không sinh ra CO2 là H2. Hai khí cháy sinh ra CO2 đó là CH4 và CO.
Làm lạnh sản phẩm cháy khi đốt CH4 và CO, trường hợp nào sinh ra H20, đó là CH4. Khí con lại là CO.