Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 Trang 4 SBT Hóa học 9: Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học theo sơ đồ sau

Bài 2. Một số oxit quan trọng – SBT Hóa học lớp 9: Giải bài 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 Trang 4 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 2.1: Kim loại M tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro; Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học theo sơ đồ sau…

Bài 2.1: Kim loại M tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro đi qua oxit của kim loại N nung nóng. Oxit này bị khử cho kim loại N. M và N là

A. đồng và chì                  B. chì và kẽm

C. kẽm và đồng                D. đồng và bạc

Phương án C. Cặp kim loại kẽm và đồng (M là Zn, N là Cu)

Các phương trình hoá học :

\(Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2}\)

\(CuO + {H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu + {H_2}O\)


Bài 2.2: Canxi oxit tiếp xúc lâu ngày với không khí sẽ bị giảm chất lượng. Hãy giải thích hiện tượng này và minh hoạ bằng phương trình hoá học.

Advertisements (Quảng cáo)

Trả lời        

CaO là oxit bazơ tác dụng với oxit axit CO2 trong không khí, tạo ra CaC03 (đá vôi).

Phương trình hóa học

\(CaO + C{O_2} \to CaC{O_3}\)


Bài 2.3: Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học theo sơ đồ sau

Advertisements (Quảng cáo)

1. CaO tác dụng với CO2.

2. CaO tác dụng với H2O.

3. Ca(OH)2 tác dụng với CO2 hoặc Na2CO3.

4. Phân huỷ CaCO3 ở nhiệt độ cao.

5. CaO tác dụng với dung dịch HCl.


Bài 2.4: CaO là oxit bazơ, P2O5 là oxit axit. Chúng đều là những chất rắn, màu trắng. Bằng những phương pháp hoá học nào có thể giúp ta nhận biết được mỗi chất trên?

Cho mỗi chất tác dụng với H2O, sau đó thử dung dịch bằng quỳ tím.

Advertisements (Quảng cáo)