Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 9.5, 9.6. 9.7, 9.8 trang 12 SBT Hóa 9: Em hãy cho biết bạn em đã lấy chất nào trên bàn để làm thí nghiệm. Viết các phương trình hoá học

Bài 9. Tính chất hóa học của muối – SBT Hóa học lớp 9: Giải bài 9.5, 9.6. 9.7, 9.8 trang 12 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 9.5: Có những muối sau : CaCO3, CuSO4, MgCl2 .Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phương pháp sau; Em hãy cho biết bạn em đã lấy chất nào trên bàn để làm thí nghiệm. Viết các phương trình hoá học…

Bài 9.5: Có những muối sau : CaCO3, CuSO4, MgCl2 .Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phương pháp sau :

a)  Axit tác dụng với bazơ.

b) Axit tác dụng với kim loại.

c)  Muối tác dụng với muối.

d)  Oxit bazơ tác dụng với oxit axit.

Viết các phương trình hoá học.

Hướng dẫn :

a) Axit tác dụng với bazơ : CaCO3, CuSO4, MgCl2.

\({H_2}C{O_3} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} + 2{H_2}O\)

\(Cu{(OH)_2} + {H_2}S{O_4} \to CuS{O_4} + 2{H_2}O\)

\(Mg{(OH)_2} + 2HCl \to MgC{l_2} + 2{H_2}O\)

b) Axit tác dụng với kim loại : MgCl2, CuSO4 (dùng H2SO4 đặc).

\(Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}\)

\(Cu + 2{H_2}S{O_4}(đặc) \to CuS{O_4} + S{O_2} \uparrow  + {H_2}O\)

c) Muối tác dụng với muối : CaCO3, CuSO4, MgCl2. Thí dụ :

CaCl2 + Na2CO3 ———> CaCO3 + 2NaCl

CuCl2 + Ag2SO4 ———–> CuSO4 + 2AgCl

 BaCl2 + MgSO4 ———-> BaSO4  + MgCI2

d) Oxit bazơ tác dụng với oxit axit: CaCO3.

\(CaO + C{O_2} \to CaC{O_3}\)

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 9.6: Trên bàn thí nghiệm có những chất rắn màu trắng là

Na2S03, K2C03, CaC03, NaHCO3, Na2CO3, CaS04.

Bạn em đã lấy một trong những chất trên bàn để làm thí nghiệm và có kết quả như sau :

Thí nghiệm 1

Cho tác dụng với dung dịch HC1, thấy giải phóng khí cacbon đioxit.

Thí nghiệm 2

Khi nung nóng cũng thấy giải phóng khí cacbon đioxit.

Thí nghiệm 3

Chất rắn còn lại sau khi nung ở thí nghiệm 2 tác dụng với dung dịch HCl cũng thấy giải phóng khí cacbon đioxit.

Em hãy cho biết bạn em đã lấy chất nào trên bàn để làm thí nghiệm. Viết các phương trình hoá học.

Hướng dần :

TN1 cho biết chất đem làm thí nghiệm là muối cacbonat hoặc hiđrocacbonat (K2C03, CaC03, NaHC03, Na2C03).

TN2 cho biết muối đem làm thí nghiệm là CaC03 hoặc NaHC03, là những muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

Advertisements (Quảng cáo)

TN3 cho biết sản phẩm thu được ở thí nghiêm 2 phải là muối cacbonat, không thể là canxi oxit CaO.

Kết luận : Bạn em đã lấy muối NaHC03 làm thí nghiệm.

Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong ba thí nghiệm trên.


Bài 9.7: Biết 5 gam hỗn hợp hai muối là CaC03 và CaS04 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, sinh ra được 448 ml khí (đktc).

a)  Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

b)  Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

a) Nồng độ mol của dung dịch HCl:

Chỉ có CaC03 tác dụng với dung dịch HCl :

CaC03 + 2HCl ———> CaCl2 + H2O + CO2

– Số mol HCl có trong dung dịch :

\({n_{HCl}} = 2{n_{C{O_2}}} = {{448} \over {22400}} \times 2 = 0,04(mol)\)

– Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng :

\({C_M} = {{1000 \times 0,04} \over {200}} = 0,2(mol/l)\)

b) Thành phần của hỗn hợp muối :

Theo phương trình hoá học, số mol CaCO3 có trong hỗn hợp là

\({n_{CaC{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = 0,02(mol)\)

Khối lượng CaCO3 có trong hỗn hợp là :

\({m_{CaC{O_3}}} = 100 \times 0,02 = 2(gam)\)

Thành phần các chất trong hỗn hợp :

\(\% {m_{CaC{O_3}}} = {{2 \times 100\% } \over 5} = 40\% \)

\(\% {m_{CaS{O_4}}} = 100\%  – 40\%  = 60\% \)


Bài 9.8*: Cho m gam hỗn hợp gồm CaC03 và CaS03 tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 4,48 lít hỗn hợp hai khí ở đktc. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp khí trên hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo ra (m + a) gam kết tủa. Hãy tính a.

Theo các phương trình hóa học ta có :

\({n_{CaC{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = {n_{BaC{O_3}}};{n_{CaC{O_3}}} = {n_{S{O_2}}} = {n_{BaS{O_3}}}\)

Vậy \({m_{BaC{O_3}}}_{,BaS{O_3}} – {m_{CaC{O_3},CaS{O_3}}} = {n_{muoi}}(137 – 40) = 97.{n_{muoi}}\)

mà \({n_{muoi}} = {n_{C{O_2},S{O_2}}} = {{4,48} \over {22,4}} = 0,2(mol)\)

\( => (m + a) – m = 97.0,2 => a =19,4(gam)\)

Advertisements (Quảng cáo)