Bài 12.5: Có những chất sau
A. Cu; B. CuO ; c. MgCO3 ; D. Mg ; E. MgO.
a) Chất nào tác dụng với dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng, sinh ra
1. chất khí cháy được trong không khí ?
2.chất khí làm đục nước vôi trong ?
3. dung dịch có màu xanh lam ?
4. dung dịch không màu và nước ?
b) Chất nào không tác dụng với dung dịch HCl và axit sunfuric loãng ?
Hướng dẫn :
a) 1. D. Mg, sinh ra khí hiđro cháy được trong không khí.
c. MgCO3, khí sinh ra là CO2 làm đục nước vôi trong.
B. CuO.
E. MgO.
b) A. Cu.
Bài 12.6: Từ những chất đã cho : Na2O, Fe2(SO4)3, H2O, H2SO4, CuO, hãy viết các phương trình hoá học điều chế những bazơ sau
a) NaOH ;
Advertisements (Quảng cáo)
b) Fe(OH)3 ;
c) Cu(OH)2.
Hướng dẫn
a) Điều chế NaOH theo sơ đồ :\(N{a_2}O\buildrel { + {H_2}O} \over\longrightarrow NaOH\)
b) Điều chế Fe2(SO4)3 theo sơ đồ: \(F{e_2}{(S{O_4})_3}\buildrel { + NaOH} \over\longrightarrow Fe{(OH)_3}\)
c) Điều chế Cu(OH)2 : \(CuO\buildrel { + {H_2}S{O_4}} \over\longrightarrow CuS{O_4}\buildrel { + NaOH} \over\longrightarrow Cu{(OH)_2}\)
Bài 12.7*: Có hỗn hợp khí CO và CO2. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, sinh ra 1 gam kết tủa trắng. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với CuO dư, nung nóng, thu được 0,64 gam kim loại màu đỏ.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Các phương trình hoá học :
– CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, sinh ra kết tủa CaCO3 :
CO2 + Ca(OH)2 ———–> CaCO3 \( \downarrow \) + H2O (1)
– CO khử CuO thành kim loại Cu màu đỏ :
CO + CuO ——–> CO2 + Cu (2)
b) Xác định thành phần của hỗn hợp khí :
– Số mol CO2 có trong hỗn hợp được tính theo (1) :
\({n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} = {1 \over {100}} = 0,01(mol)\)
– Số mol CO có trong hỗn hợp được tính theo (2) :
\({n_{CO}} = {n_{Cu}} = {{0,64} \over {64}} = 0,01(mol)\)
Thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí được tính theo số mol của mỗi khí. Ta có kết quả : Hỗn hợp khí có 50% thể tích của mỗi khí.
Bài 12.8: Cho một dung dịch có chứa 10 gam NaOH tác dụng với một dung dịch có chứa 10 gam HNO3.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím. Hãy cho biết màu quỳ tím sẽ chuyển đổi như thế nào ? Giải thích
a) Phương trình hoá học :
NaOH + HNO3 ——-> NaNO3 + H2O
b) Dung dịch sau phản ứng có chứa NaOH hay HNO3 dư sẽ quyết định màu của quỳ tím.
– Số mol các chất đã dùng :
\({n_{NaOH}} = {{10} \over {40}}(mol);{n_{HN{O_3}}} = {{10} \over {63}}(mol)\)
– Số mol NaOH nhiều hơn số mol HNO3. Theo phương trình hoá học, ta thấy khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch còn dư NaOH. Do vậy, dung dịch sau phản ứng làm cho quỳ màu tím chuyển thành màu xanh.