Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Toán 8

Bài 43, 7.1, 7.2 trang 94 SBT Toán 8 tập 2: Trong hình bs.5 có mấy cặp tam giác đồng dạng với nhau

Bài 7 Trường hợp đồng dạng thứ ba (g.c.g) Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2. Giải bài 43, 7.1, 7.2 trang 94 Sách bài tập Toán 8 tập 2. Câu 43: Chứng minh rằng, nếu hai tam giác ABC và A’B’C’ đồng dạng với nhau thì…

Câu 43: Chứng minh rằng, nếu hai tam giác ABC và A’B’C’ đồng dạng với nhau thì:

a. Tỉ số của hai đường phân giác tương ứng bằng tỉ số đồng dạng.

b. Tỉ số của hai trung tuyến tương ứng bằng tỉ số đồng dạng.

a. Vì ∆ ABC đồng dạng ∆ A’B’C’ nên ta có:

\(\widehat A = \widehat {A’};\widehat B = \widehat {B’}\) và \({{A’B’} \over {AB}} = k\)

Lại có: \(\widehat {BAD} = {1 \over 2}\widehat A\) (gt) và \(\widehat {B’A’D’} = {1 \over 2}\widehat A\)  (gt)

Suy ra: \(\widehat {BAD} = \widehat {B’A’D’}\)

Xét ∆ ABD và ∆ A’B’D’, ta có:

\(\widehat B = \widehat {B’}\)  (chứng minh trên )

\(\widehat {BAD} = \widehat {B’A’D’}\)  (chứng minh trên )

Suy ra: ∆ ABD đồng dạng ∆ A’B’D’ (g.g)

Vậy: \({{A’D’} \over {AD}} = {{A’B’} \over {AB}} = k\)

 

b. Vì ∆ ABC đồng dạng ∆ A’B’C’ nên \({{B’C’} \over {BC}} = k\)

Mà \(B’M’ = {1 \over 2}B’C’\) và \(BM = {1 \over 2}BC\)  nên \({{B’M’} \over {BM}} = k\)

Advertisements (Quảng cáo)

Xét ∆ ABM và ∆ A’B’M’, ta có:

\({{A’B’} \over {AB}} = {{B’M’} \over {BM}} = k\)

\(\widehat B = \widehat {B’}\) (chứng minh trên )

Suy ra: ∆ ABM đồng dạng ∆ A’B’M’ (c.g.c)

Vậy \({{AM’} \over {AM}} = {{A’B’} \over {AB}} = k\)


Câu 7.1: Hình bs.5 cho biết tam giác ABC có hai đường cao AD và BE cắt nhau tại H.

Trong hình bs.5 có số cặp tam giác đồng dạng với nhau là:

A. 1 cặp

B. 2 cặp

Advertisements (Quảng cáo)

C. 3 cặp

D. 4 cặp

Hãy chọn kết quả đúng.

(hình bs.5 trang 94 sbt)

 

Chọn D


Câu 7.2: Hình thang vuông ABCD (AB // CD) có đường chéo BD vuông góc với cạnh BC tại B và có độ dài BD = m = 7,25cm.

Hãy tính độ dài các cạnh của hình thang, biết rằng BC = n = 10,75cm

(Tính chính xác đến hai chữ số thập phân).

(hình bs.12 trang 122 sbt)

 

Theo giả thiết ABCD là hình thang vuông và AB // CD, BD ⊥ BC nên ta có:

\(\widehat {DAB} = \widehat {CBD}\)= 1v

\(\widehat {ABD} = \widehat {BDC}\) (so le trong)

Do đó:∆ ABD đồng dạng ∆ BDC

Suy ra: \({{AB} \over {BD}} = {{AD} \over {BC}} = {{BD} \over {DC}}\)   (1)

Xét tam giác vuông DBC, theo định lí Pi-ta-go , ta có:

\(DC = \sqrt {B{D^2} + B{C^2}}  = \sqrt {{m^2} + {n^2}} \)

Từ dãy tỉ lệ thức (1), tính được:

\(AB = {{B{D^2}} \over {DC}} = {{{m^2}} \over {\sqrt {{m^2} + {n^2}} }};AD = {{BC.BD} \over {DC}} = {{m.n} \over {\sqrt {{m^2} + {n^2}} }}\)

Với m = 7,25cm, n = 10,75 cm, ta tính được:

DC ≈ 12,97cm; AB ≈ 4,05cm; AD ≈ 6,01cm.

Advertisements (Quảng cáo)