Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Toán 8

Bài 38, 9.1, 9.2, 9.3 trang 10, 11 SBT Toán 8 tập 1: Tìm x , biết x2 – 2x – 3 = 0

Bài 9 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp SBT Toán tập 1 Lớp 8. Giải bài 38, 9.1, 9.2, 9.3 trang 10, 11 Sách bài tập Toán 8 tập 1. Câu 38: Chứng minh…

Câu 38: Cho \(a + b + c = 0\).

Chứng minh \({a^3} + {b^3} + {c^3} = 3abc\)

Ta có: \({a^3} + {b^3} = {\left( {a + b} \right)^3} – 3ab\left( {a + b} \right)\)

nên \({a^3} + {b^3} + {c^3} = {\left( {a + b} \right)^3} – 3ab\left( {a + b} \right) + {c^3}\)             (1)

Ta có: \(a + b + c = 0 \Rightarrow a + b =  – c\)           (2)

Thay (2) vào (1) ta có:

\({a^3} + {b^3} + {c^3} = {\left( { – c} \right)^3} – 3ab\left( { – c} \right) + {c^3} =  – {c^3} + 3abc + {c^3} = 3abc\)

Vế trái bằng vế phải vậy đẳng thức được chứng minh.


Câu 9.1: Phân tích đa thức \({x^4} + 8x\) thành nhân tử ta được kết quả là:

A. \(x\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} + 4x + 4} \right)\)

B. \(x\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} + 2x + 4} \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)

C. \(x\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} – 4x + 4} \right)\)

D. \(x\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} – 2x + 4} \right)\)

Hãy chọn kết quả đúng.

Chọn D. \(x\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} – 2x + 4} \right)\)


Câu 9.2: Phân tích đa thức \({x^2} + x – 6\)  thành nhân tửta được kết quả là:

A. \(\left( {x + 2} \right)\left( {x – 3} \right)\)

B. \(\left( {x + 3} \right)\left( {x – 2} \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)

C. \(\left( {x – 2} \right)\left( {x – 3} \right)\)

D. \(\left( {x + 2} \right)\left( {x + 3} \right)\)

Hãy chọn kết quả đúng.  

Chọn B. \(\left( {x + 3} \right)\left( {x – 2} \right)\)


Câu 9.3: Tìm \(x,\) biết

a. \({x^2} – 2x – 3 = 0\)

b. \(2{x^2} + 5x – 3 = 0\)

a. \({x^2} – 2x – 3 = 0\)

\(\eqalign{  &  \Rightarrow {x^2} – 2x + 1 – 4 = 0 \Rightarrow {\left( {x – 1} \right)^2} – {2^2} = 0  \cr  &  \Rightarrow \left( {x – 1 + 2} \right)\left( {x – 1 – 2} \right) = 0 \Rightarrow \left( {x + 1} \right)\left( {x – 3} \right) \cr} \)

\( \Rightarrow x + 1 = 0\) hoặc \(x – 3 = 0\)

     \(\eqalign{  & x + 1 = 0 \Rightarrow x =  – 1  \cr  & x – 3 = 0 \Rightarrow x = 3 \cr} \)

Vậy \(x =  – 1\)và \(x = 3\)

b. \(2{x^2} + 5x – 3 = 0\)

      \(\eqalign{ &  \Rightarrow 2{x^2} + 6x – x – 3 = 0 \Rightarrow 2x\left( {x + 3} \right) – \left( {x + 3} \right) = 0  \cr  &  \Rightarrow \left( {x + 3} \right)\left( {2x – 1} \right) = 0 \cr} \)   \( \Rightarrow x + 3 = 0\) hoặc \(2x – 1 = 0\)

          \(\eqalign{ & x + 3 = 0 \Rightarrow x =  – 3  \cr  & 2x – 1 = 0 \Rightarrow x = {1 \over 2} \cr} \)

       Vậy \(x =  – 3\) hoặc \(x = {1 \over 2}\)

Advertisements (Quảng cáo)