Bài 1: Một số tự nhiên lẻ được viết dưới dạng: \(n = 2k + 1;k \in {\mathbb N}.\)
a) Tìm số n, biết \(k = 10\).
b) Tìm k, biết \(n = 2011\).
Bài 2: Viết biểu thức đại số biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp mà nhỏ nhất là m.
Bài 3: Một học sinh mua hai loại vở, một loại giá 3000 đồng một cuốn và mua x cuốn; một loại giá 4600 đồng một cuốn và mua y cuốn. Viết biểu thức đại số biểu thị số tiền cần phải trả khi mua số vở trên.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 1: a) \(k = 10 \Rightarrow n = 2.10 + 1 = 21.\)
b) Ta có \(2k + 1 = 2011\) \( \Rightarrow 2k = 2011 – 1 = 2010\)
Advertisements (Quảng cáo)
\( \Rightarrow k = 2010:2 = 1005\).
Bài 2: Số tự nhiên là m thì số kề sau của nó là \(m + 1\).
Vậy biểu thức đại số biểu thị tích của chúng là: \({\rm{P}} = m(m + 1) = {m^2} + m.\)
Bài 3: Mua \(x\) cuốn vở loại 3000 đồng một cuốn nên số tiền phải trả là: \(3000x\) (đồng).
Mua \(y\) cuốn vở loại 4600 đồng một cuốn nên số tiền phải trả là: \(4600x\) (đồng).
Vậy biểu thức đại số biểu thị tổng số tiền phải trả là:
\(3000x + 4600y\) (đồng).