Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Toán 6

Bài 47, 48, 49, 50 trang 11, 12 SBT Toán 6 tập 1: Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất a.(b –c) = ab – ac

Bài 5. Phép cộng và phép nhân – SBT Toán 6. Giải bài 47, 48, 49, 50 trang 11, 12 Sách bài tập Toán 6 tập 1. Trong các tích sau, tìm các tích bằng nhau mà không tính kết quả của mỗi tích…

Câu 47: Trong các tích sau, tìm các tích bằng nhau mà không tính kết quả của mỗi tích:

11.18;     15.45;     11.9.2;     45.3.5;     6.3.11;     9.5.15

Ta có 11.9.2 = 11.18                    Ta có   45.3.5 = 45.15

            6.3.11 = 18.11                                9.5.15 = 45.15

Vậy 11.18 = 11.9.2 = 6.3.11       Vậy  15.45 = 45.3.5 = 9.5.15


Câu 48: Tính nhẩm bằng cách:

a) Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân: 17.4;     25.28

b) Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 13.12;       53.11;       39.101

Advertisements (Quảng cáo)

a)  17.4 = 17.2 .2 = 34.2 = 68

     25.28 = 25. 4. 7 = 100 . 7 = 700

b) 13.12 = 13. (10+2) = 13 . 10 + 13 . 2 = 130 + 26 = 156

     53.11 = 53.(10+1) = 53 . 10 + 53 . 1 = 530 + 53 = 583

Advertisements (Quảng cáo)

     39.101 = 39.(100+1) = 39 . 100 + 39 . 1 = 3900 + 39 = 3939


Câu 49: Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất a.(b –c) = ab – ac

                              8 . 19;           65 . 98

Ta có  8 . 19 = 8.(20 – 1) = 8 . 20 – 8 . 1 = 160 – 8 = 152

           65 . 98 = 65 . ( 100 – 2) = 65 . 100 – 65 . 2

          = 6500 – 130

          = 6370


Câu 50: Tính tổng của số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau và số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau.

Số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau là 102

Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là 987

Ta có : 102 + 987 = 1089

Advertisements (Quảng cáo)