Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Toán 6

Bài 20, 21, 22, 23 trang 87 Sách BT Toán Lớp 6 tập 2: Hãy đo các góc DHE, DGE, DFE ?

Bài 4 Khi nào thì xOy + yOz = xOz? SBT Toán lớp 6 tập 2. Giải bài 20, 21, 22, 23 trang 87 Sách Bài Tập Toán Lớp 6 tập 2. Câu 20: Xem hình 8…

Câu 20: Xem hình 8. Hỏi \(\widehat {tOv}\) có phải là góc vuông không ? Vì sao?

Vì tia Ot nằm giữa hai tia Ov và Ou nên

$$\widehat {tOv} + \widehat {tOu} = \widehat {uOv}$$

Thay \(\widehat {tOu} = {39^o};\widehat {uOv} = {129^o}\) ta có

\(\eqalign{
& \widehat {tOv} + {39^o} = {129^o} \cr
& \Rightarrow \widehat {tOv} = {129^o} – {39^o} = {90^o} \cr} \)

Vậy \(\widehat {tOv}\) là góc vuông.

Câu 21: Xem hình 9.

a) Đo các góc DHE, DGE, DFE

b) Hỏi \(\widehat {DF{\rm{E}}}\) có bằng \(\widehat {DGE} + \widehat {DHE}\) hay không?

Advertisements (Quảng cáo)

a) Ta dùng thước đo góc đo các góc:

\(\eqalign{
& \widehat {DHF} = {20^O} \cr
& \widehat {DGE} = {25^O} \cr
& \widehat {DF{\rm{E}}} = {45^O} \cr} \)

b) Đúng

\(\eqalign{
& \widehat {DF{\rm{E}}} = \widehat {DGE} + \widehat {DHE} \cr
& = {25^O} + {20^O} = {45^O} \cr} \)

Câu 22: Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. Biết \(\widehat {xOy} = {40^o}\). Hỏi góc xOz là nhọn, vuông, tù hay bẹt nếu số đo của góc yOz lần lượt bằng \({30^o},{50^o},{70^o},{140^o}\)

Vì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz nên:

$$\widehat {xOy} + \widehat {y{\rm{O}}z} = \widehat {xOz}$$

Advertisements (Quảng cáo)

+ \(\widehat {xOy} = {40^o};\widehat {y{\rm{O}}z} = {30^o}\) thì \(\widehat {xOz}\) là góc nhọn.

+ \(\widehat {xOy} = {40^o};\widehat {y{\rm{O}}z} = {50^o}\) thì \(\widehat {xOz}\) là góc vuông.

+ \(\widehat {xOy} = {40^o};\widehat {y{\rm{O}}z} = {70^o}\) thì \(\widehat {xOz}\) là góc tù.

+ \(\widehat {xOy} = {40^o};\widehat {y{\rm{O}}z} = {140^o}\) thì \(\widehat {xOz}\) là góc bẹt.

Câu 23: Trên đường thẳng d từ trái sang phải ta lấy các điểm A, D, C, B và lấy điểm O nằm ngoài đường thẳng d. Biết \(\widehat {AO{\rm{D}}} = {30^O},\widehat {DOC} = {40^O},\widehat {AOB} = {90^O}\). Tính \(\widehat {AOC},\widehat {COB},\widehat {DOB}\).

Vì D nằm giữa A và C suy ra tia OD nằm giữa hai tia OA và OC nên:

$$\widehat {AO{\rm{D}}} + \widehat {DOC} = \widehat {AOC}$$

Thay \(\widehat {AO{\rm{D}}} = {30^O};\widehat {DOC} = {40^O}\) ta có

$$\widehat {AOC} = {30^O} + {40^O} = {70^O}$$

Vì C nằm giữa A và B suy ra tia OC nằm giữa hai tia OA, OB nên:

$$\widehat {AOC} + \widehat {COB} = \widehat {AOB}$$

Thay \(\widehat {AOC} = {70^O};\widehat {AOB} = {90^O}\) ta có:

\({70^O} + \widehat {COB} = {90^O}\)

\( \Rightarrow \widehat {COB} = {90^O} – {70^O} = {20^O}\)

Vì tia OD nằm giữa hai tia OA, OB nên:

\(\widehat {AO{\rm{D}}} + \widehat {DOB} = \widehat {AOB}\)

Thay \(\widehat {AOD} = {30^O};\widehat {AOB} = {90^O}\) ta có:

\({30^O} + \widehat {DOB} = {90^O} \Rightarrow \widehat {DOB} = {90^O} – {30^O} = {60^O}\)

Advertisements (Quảng cáo)