Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Toán 6

Bài 27, 28, 29 trang 89, 90 Sách Bài Tập Toán Lớp 6 tập 2: Vẽ vào vở hình 12 trong đó ba điểm S, R, A thẳng hàng …

Bài 5 Vẽ góc cho biết số đo SBT Toán lớp 6 tập 2. Giải bài 27, 28, 29 trang 89, 90 Sách Bài Tập Toán Lớp 6 tập 2. Câu 27: Tính tổng số đo hai góc trên hình 10…

Câu 27: Tính tổng số đo hai góc trên hình 10.

Cách 1: Đo riêng từng góc rồi cộng hai số đo.

Cách 2: Vẽ hai góc ở vị trí kề nhau rồi đo góc tổng.

Sử dụng thước đo độ sau đó cộng số đo hai góc.

Câu 28: a) Vẽ góc có đỉnh là M trên giấy cứng. Cắt ra ta được một mẫu hình.

b) Đóng hai chiếc đinh vào hai điểm A và B cách nhau 2,5 cm. Đưa mẫu hình vào khe hở giữa hai chiếc đinh sao cho một cạnh sát A, một cạnh sát B. Khi đó đỉnh M của góc ở vị trí \({M_1}\). Đặt mẫu hình nhiều lần để được nhiều vị trí \({M_1},{M_2},{M_3}\), … khác nhau của đỉnh M. Vậy ta có:

$$\widehat {A{M_1}B} = \widehat {A{M_2}B} = \widehat {A{M_3}B} = … = {40^0}$$

Đánh dấu khoảng 10 vị trí khác nhau của đỉnh M và dự đoán quỹ đạo của đỉnh M (hình 11)

Advertisements (Quảng cáo)

b) Quỹ đạo của điểm M được gọi là “cung chứa góc \({40^0}\).

Câu 29: a) Vẽ vào vở hình 12 trong đó ba điểm S, R, A thẳng hàng và \(\widehat {{\rm{AR}}M} = \widehat {S{\rm{R}}N} = {130^O}\)

b) Tính \(\widehat {{\rm{AR}}N},\widehat {M{\rm{RS}}},\widehat {M{\rm{R}}N}\)

c) Dùng thước đo góc kiểm tra lại kết quả.

a) Ta có hình vẽ

Advertisements (Quảng cáo)

b) Vì \(\widehat {{\rm{AR}}N}\) và \(\widehat {S{\rm{RN}}}\) kề bù nên:

\(\widehat {{\rm{AR}}N} + \widehat {S{\rm{R}}N} = {180^O}\)

Thay \(\widehat {S{\rm{RN}}} = {130^O}\) ta có:

\(\widehat {{\rm{AR}}N} + {130^O} = {180^O}\)

\( \Rightarrow \widehat {{\rm{AR}}N} = {180^O} – {130^O} = {50^O}\)

Vì \(\widehat {{\rm{AR}}M}\) và \(\widehat {M{\rm{RS}}}\) kề bù nên:

\(\widehat {{\rm{AR}}M} + \widehat {M{\rm{RS}}} = {180^O}\)

Thay \(\widehat {{\rm{AR}}M} = {130^O}\) ta có:

\({130^O} + \widehat {M{\rm{RS}}} = {180^O}\)

\( \Rightarrow \widehat {M{\rm{RS}}} = {180^O} – {130^O} = {50^O}\)

Vì hai tia RN và RM nằm trên cùng môt nửa mặt phẳng bờ chứa tia RA

\(\widehat {{\rm{AR}}N} = {50^O};\widehat {{\rm{AR}}M} = {130^O}\) suy ra \(\widehat {{\rm{AR}}N} < \widehat {{\rm{AR}}M}\)

Nên tia RN nằm giữa hai tia RA và RM

\(\Rightarrow \widehat {{\rm{AR}}N} + \widehat {M{\rm{R}}N} = \widehat {{\rm{AR}}M}\). Thay \(\widehat {{\rm{AR}}N} = {50^O};\widehat {{\rm{AR}}M} = {130^O}\) ta có:

$${50^O} + \widehat {M{\rm{R}}N} = {130^O}$$

\( \Rightarrow \widehat {M{\rm{R}}N} = {130^O} – {50^O} = {80^O}\)

Advertisements (Quảng cáo)