Bài 4 Khi nào thì xOy + yOz = xOz? SBT Toán lớp 6 tập 2. Giải bài 16, 17, 18, 19 trang 86, 87 Sách Bài Tập Toán Lớp 6 tập 2. Câu 16: Gọi Oz là tia nằm giữa hai tia Ox, Oy…
Câu 16: Gọi Oz là tia nằm giữa hai tia Ox, Oy.
Biết \(\widehat {xOy} = {a^o},\widehat {zOx} = {b^o}\). Tính \(\widehat {y{\rm{O}}z}\)
Vì tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy nên
$$\widehat {xOz} + \widehat {y{\rm{O}}z} = \widehat {xOy}$$
Thay \(\widehat {xOy} = {a^o},\widehat {zOx} = {b^o}\) (điều kiện a > b)
\(\eqalign{
& {b^o} + \widehat {y{\rm{O}}z} = {a^o} \cr
& \Rightarrow \widehat {y{\rm{O}}z} = {a^o} – {b^o} \cr} \)
Câu 17: Cho biết \(\widehat {LPM} = {90^O}\). Vẽ tia PU để \(\widehat {LPM} = \widehat {LPU} + \widehat {UPM}\)
Ta lấy điểm U nằm trong góc LPM
Kẻ tia PU ta có tia PU nằm giữa hai tia PL và PM nên:
\(\widehat {LPM} + \widehat {LPU} = \widehat {UPM}\)
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 18: Ở hình 6, hai tia OI, OK đối nhau. Tia OI cắt đoạn thẳng AB tại I. Biết \(\widehat {K{\rm{O}}A} = {120^O},\widehat {BOI} = {45^O}\). Tính \(\widehat {K{\rm{O}}B},\widehat {AOI},\widehat {BOA}\).
Vì \(\widehat {K{\rm{O}}B}\) và \(\widehat {BOI}\) kề bù nên:
$$\widehat {K{\rm{O}}B} + \widehat {BOI} = {180^O}$$
Advertisements (Quảng cáo)
Thay \(\widehat {BOI} = {45^O}\) ta có
\(\widehat {K{\rm{O}}B} + {45^O} = {180^O}\)
\( \Rightarrow \) \(\widehat {K{\rm{O}}B} = {180^O} – {45^O} = {135^O}\)
Vì \(\widehat {K{\rm{OA}}}\) và \(\widehat {AOI}\) kề bù nên:
\(\widehat {K{\rm{O}}A} + \widehat {AOI} = {180^O}\)
Thay \(\widehat {K{\rm{O}}A} = {120^O}\) ta có
\(\eqalign{
& {120^O}\widehat { + AOI} = {180^O} \cr
& \Rightarrow \widehat {AOI} = {180^O} – {120^O} = {60^O} \cr} \)
Vì tia OI nằm giữa hai tia OA và OB nên:
\(\widehat {AOI} + \widehat {I{\rm{O}}B} = \widehat {AOB}\)
Thay \(\widehat {AOI} = {60^O};\widehat {I{\rm{O}}B} = {45^O}\) ta có:
\(\widehat {AOB} = {60^O} + {45^O} = {105^O}\)
Câu 19: Xem hình 7, làm thế nào để chỉ đo hai góc mà biết được số đo của cả ba góc xOy, xOz, yOz.
Trong hình 7 sách bài tập, ta có tia Oy nằm giữa hai tia Ox, và Oz.
Ta đo góc \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {y{\rm{O}}z}\) góc ta suy ra số đo góc \(\widehat {xOz}\).
Hoặc ta đo góc \(\widehat {xOy}\) và góc \(\widehat {xOz}\) ta suy ra được góc \(\widehat {y{\rm{O}}z}\)