Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Toán 6

Bài 35, 36, 37, 38 trang 93 Sách BT Toán Lớp 6 tập 2: Vẽ đường tròn tâm B bán kính 2cm?

Bài 8 Đường tròn SBT Toán lớp 6 tập 1. Giải bài 35, 36, 37, 38 trang 93 Sách Bài Tập Toán Lớp 6 tập 2. Câu 35: Cho hai điểm A,B cách nhau 3cm. Vẽ đường tròn (A; 2,5cm) và đường tròn (B; 1,5cm). Hai đường tròn này cắt nhau tại C và D…

Câu 35: Cho hai điểm A,B cách nhau 3cm. Vẽ đường tròn (A; 2,5cm) và đường tròn (B; 1,5cm). Hai đường tròn này cắt nhau tại C và D.

a) Tính CA, DB.

b) Tại sao đường tròn (B; 1,5cm) cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm I của AB?

c) Đường tròn (A; 2,5cm) cắt đoạn thẳng AB tại K. Tính KB.

a) Vì C ∈ (A; 2,5cm) nên CA = 2,5cm

D ∈ (B; 1,5cm) nên DB = 1,5 cm

b) Vì I nằm giữa A và B ta có:

\( \Rightarrow \) AI + BI = AB

\( \Rightarrow \) AI = AB – BI = 3 – 1,5 = 1,5 (cm)

Nên AI = IB

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy I là trung điểm của AB.

c) Vì K nằm giữa A và B nên:

AK + KB = AB

\( \Rightarrow \) KB = AB – AK = 3 – 2,5 = 0,5 (cm)

Câu 36: So sánh các đoạn thẳng trong hình 15 bằng mắt rồi kiểm tra kết quả bằng compa.

Advertisements (Quảng cáo)

Ước lượng sau đó dùng compa kiểm tra lại.

Câu 37: Làm thế nào để chỉ đo một lần, mà biết được tổng độ dài các đoạn thẳng ở hình 16?

Kẻ tia Ox. Dùng compa đặt các đoạn AB, CD, EG  liên tiếp trên tia Ox sao cho điểm A trùng điểm O, điểm C trùng điểm B, điểm E trùng điểm D. Đo đoạn OG chính là tổng của ba đoạn đó.

Câu 38: a) Vẽ đoạn thẳng AB bằng 3cm.

b) Vẽ đường tròn tâm A bán kính 2cm.

c) Vẽ đường tròn tâm B bán kính 2cm.

d) Đặt tên giao điểm của hai đường tròn là C, D.

e) Vẽ đoạn thẳng CD.

g) Đặt tên giao điểm của AB và CD là I.

h) Đo IA và IB.

Ta có hình vẽ

h) IA = IB = 1,5(cm).

Advertisements (Quảng cáo)