Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Toán 12

Bài 3.9, 3.10, 3.11, 3.12 trang 103 SBT Hình học 12: Tính khoảng cách giữa hai điểm A và B biết A(4; -1; 1)  , B(2; 1; 0) ?

Bài 1 Hệ tọa độ trong không gian SBT Toán lớp 12. Giải bài 3.9, 3.10, 3.11, 3.12 trang 103 Sách bài tập Hình học 12. Tính khoảng cách giữa hai điểm A và B biết A(4; -1; 1)  , B(2; 1; 0) ?

Bài 3.9: Trong không gian Oxyz cho một vecto \(\overrightarrow a \) tùy ý khác vecto \(\overrightarrow 0 \). Gọi \(\alpha ,\beta ,\gamma \) là ba góc tạo bởi ba vecto đơn vị \(\overrightarrow i ,\overrightarrow j ,\overrightarrow k \) trên ba trục Ox, Oy, Oz và vecto \(\overrightarrow a \) . Chứng minh rằng: \({\cos ^2}\alpha  + {\cos ^2}\beta  + {\cos ^2}\gamma  = 1\)

Gọi \(\overrightarrow {{a_0}} \) là vecto đơn vị cùng hướng  với vecto \(\overrightarrow a \) , ta có \(\overrightarrow {{a_0}}  = {1 \over {|\overrightarrow a |}}\overrightarrow a \).

Gọi \(\overrightarrow {O{A_0}}  = \overrightarrow {{a_0}} \) và các điểm A1, A2, A3 theo thứ tự là hình chiếu vuông góc của điểm A0 trên các trục Ox, Oy, Oz.

Khi đó ta có:   \({{|\overrightarrow {O{A_1}} |} \over {|\overrightarrow {O{A_0}} |}} = \cos \alpha ,{{|\overrightarrow {O{A_2}} |} \over {|\overrightarrow {O{A_0}|} }} = \cos \beta ,{{|\overrightarrow {O{A_3}} |} \over {|\overrightarrow {O{A_0}} |}} = \cos \gamma \)

Vì  \(|\overrightarrow {O{A_0}} | = 1\) nên \(|\overrightarrow {O{A_1}} | = \cos \alpha ,|\overrightarrow {O{A_2}} | = \cos \beta ,|\overrightarrow {O{A_3}} | = \cos \gamma \)

Ta có   \(\overrightarrow {O{A_0}}  = \overrightarrow {O{A_1}}  + \overrightarrow {O{B_2}}  + \overrightarrow {O{A_3}} \)  , ta suy ra: \(\overrightarrow {O{A_0}}  = \cos \alpha \overrightarrow i  + \cos \beta \overrightarrow j  + \cos \gamma \overrightarrow k \)  hay \(\overrightarrow {O{A_0}}  = (\cos \alpha ;\cos \beta ;\cos \gamma )\)  .

Vì   \(\overrightarrow {O{A_0}}  = \overrightarrow {{a_0}} \) mà \(|\overrightarrow {{a_0}} | = 1\) nên ta có: \({\cos ^2}\alpha  + {\cos ^2}\beta  + {\cos ^2}\gamma  = 1\)

Bài 3.10: Cho hình tứ diện ABCD.

a) Chứng minh hệ thức:

Advertisements (Quảng cáo)

\(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {CD}  + \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {DB}  + \overrightarrow {AD} .\overrightarrow {BC}  = 0\)

b) Từ hệ thức trên hãy suy ra định lí: “Nếu một hình tứ diện có hai cặp cạnh đối diện vuông góc với nhau thì cặp cạnh đối diện thứ ba cũng vuông góc với nhau.”

a) Ta có: \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {CD}  = \overrightarrow {AB} (\overrightarrow {AD}  – \overrightarrow {AC} ) = \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD}  – \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \) (1)

\(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {DB}  = \overrightarrow {AC} (\overrightarrow {AB}  – \overrightarrow {AD} ) = \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AB}  – \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD} \)          (2)

\(\overrightarrow {AD} .\overrightarrow {BC}  = \overrightarrow {AD} (\overrightarrow {AC}  – \overrightarrow {AB} ) = \overrightarrow {AD} .\overrightarrow {AC}  – \overrightarrow {AD} .\overrightarrow {AB} \)   (3)

Lấy  (1) + (2) + (3) ta có hệ thức cần chứng minh là:

Advertisements (Quảng cáo)

\(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {CD}  + \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {DB}  + \overrightarrow {AD} .\overrightarrow {BC}  = 0\)

b) Từ hệ thức trên ta suy ra định lí:  “Nếu tứ diện ABCD có  \(AB \bot CD,AC \bot DB\) , nghĩa là \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {CD}  = 0\) và \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {DB}  = 0\) thì  \(\overrightarrow {AD} .\overrightarrow {BC}  = 0\) và do đó \(AD \bot BC\) .”

Bài 3.11: Tính tích vô hướng của hai vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) trong không  gian với các tọa độ đã cho là:

a) \(\overrightarrow a  = (3;0; – 6),\overrightarrow b  = (2; – 4;c)\)

b) \(\overrightarrow a  = (1; – 5;2),\overrightarrow b  = (4;3; – 5)\)

c)  \(\overrightarrow a  = (0;\sqrt 2 ;\sqrt 3 ),\overrightarrow b  = (1;\sqrt 3 ; – \sqrt 2 )\)

a) \(\overrightarrow a .\overrightarrow b  = 6(1 – c)\) ;

b) \(\overrightarrow a .\overrightarrow b  =  – 21\)

c) \(\overrightarrow a .\overrightarrow b  = 0\)

Bài 3.12: Tính khoảng cách giữa hai điểm A và B trong mỗi trường hợp sau:

a) A(4; -1; 1)  , B(2; 1; 0)

b) A(2; 3; 4)  , B(6; 0; 4)

a) \(|\overrightarrow {AB} | = 3\)

b) \(|\overrightarrow {AB} | = 5\)

Advertisements (Quảng cáo)