Bài 27.1: Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để có một phát biểu đúng và đầy đủ.
1.Khi có tia khúc xạ truyền gần sát mặt phân cách hai môi trường trong suốt thì có thể kết luận 2. Phản xạ toàn phần và phản xạ thông thường giống nhau ở tính chất là 3. Nếu có phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ môi trường (1) vào môi trường (2) thì có thể kết luận 4. Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn và góc tới lớn hơn góc giới hạn là |
a) cả hai hiện tượng đều tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. b) không thể có phản xạ toàn phần khi đảo chiều truyền ánh sáng. c) điều kiện để có phản xạ toàn phần. d) góc tới có giá trị coi như bằng góc giới hạn igh. e) luôn xảy ra không cần điều kiện về chiết suất. |
1 – d; 2 – a; 3 – b; 4 – c
27.2. Một học sinh phát biểu : phản xạ toàn phần là phản xạ ánh sáng khi không có khúc xạ. Trong ba trường hợp truyền ánh sáng sau đây (Hình 27.1), trường hợp nào có hiện tượng phản xạ toàn phần ?
A. Trường hợp (1).
B. Trường hợp (2).
C. Trường hợp (3).
D. Không trường hợp nào là phản xạ toàn phần.
Advertisements (Quảng cáo)
Đáp án D
27.3. Có tia sáng truyền từ không khí vào ba môi trường (1), (2), (3) như sau (Hình 27.2)
Advertisements (Quảng cáo)
Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp môi trường nào sau đây ?
A. Từ (2) tới (1).
B. Từ (3) tới (1).
C. Từ (3) tới (2).
D. Từ (1) tới (2).
Đáp án D
27.4. Tiếp theo câu 27.3. Phản xạ toàn phần không thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp môi trường nào sau đây ?
A. Từ (1) tới (2). B. Từ (2) tới (3).
c. Từ (1) tới (3). D. Từ (3) tới (1).
Đáp án D