Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Toán 11

Bài 2.1, 2.3, 2.4 trang 163 SBT Đại số và giải tích 11: Chứng minh rằng hàm số y = sin x không có giới hạn khi x →+ ∞ ?

Bài 2 giới hạn của hàm số Sách bài tập Đại số và giải tích 11. Câu 2.1: Dùng định nghĩa tìm các giới hạn…;  Chứng minh rằng hàm số y=sin⁡x không có giới hạn khi 

Bài 2.1: Dùng định nghĩa tìm các giới hạn

a) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 5} {{x + 3} \over {x – 3}}\) ;

b) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {{{x^3} + 1} \over {{x^2} + 1}}\)

a) – 4 ;                                     b) + ∞

Bài 2.3: a)      Chứng minh rằng hàm số \(y = \sin x\) không có giới hạn khi \(x \to  + \infty \)

b)      Giải thích bằng đồ thị kết luận ở câu a).

Giải :

Advertisements (Quảng cáo)

a)      Xét hai dãy số \(\left( {{a_n}} \right)\) với \({a_n} = 2n\pi \) và \(\left( {{b_n}} \right)\) với \(\left( {{b_n}} \right) = {\pi  \over 2} + 2n\pi {\rm{ }}\left( {n \in N*} \right)\)

Ta có, \(\lim {a_n} = \lim 2n\pi  =  + \infty \) ;

\(\lim {b_n} = \lim \left( {{\pi  \over 2} + 2n\pi } \right)\)

\(= \lim n\left( {{\pi  \over {2n}} + 2\pi } \right) =  + \infty \)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\lim \sin {a_n} = \lim \sin 2n\pi  = \lim 0 = 0\)

\(\lim \sin {b_n} = \lim \sin \left( {{\pi  \over 2} + 2n\pi } \right) = \lim 1 = 1\)

Như vậy,  \({a_n} \to  + \infty ,{\rm{  }}{b_n} \to  + \infty \) nhưng \(\lim \sin {a_n} \ne \lim \sin {b_n}\). Do đó, theo định nghĩa, hàm số \(y = \sin x\) không có giới hạn khi \(x \to  + \infty \)

Bài 2.4: Cho hai hàm số \(y = f\left( x \right)\) và \(y = g\left( x \right)\) cùng xác định trên khoảng \(\left( { – \infty ,a} \right)\). Dùng định nghĩa chứng minh rằng, nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  – \infty } f\left( x \right) = L\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  – \infty } g\left( x \right) = M\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  – \infty } f\left( x \right).g\left( x \right) = L.M\)

Giải :

Giả sử \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số bất kì thoả mãn \({x_n} < a\) và \({x_n} \to  – \infty \)

Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  – \infty } f\left( x \right) = L\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } f\left( {{x_n}} \right) = L\)

Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  – \infty } g\left( x \right) = M\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } g\left( {{x_n}} \right) = M\)

Do đó, \(\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } f\left( {{x_n}} \right).g\left( {{x_n}} \right) = L.M\)

Từ định nghĩa suy ra \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  – \infty } f\left( x \right).g\left( x \right) = L.M\)

Advertisements (Quảng cáo)