Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Toán 11

Bài 13, 14, 15 trang 172 SBT Đại số và giải tích 11: Chứng minh hàm số luôn có ít nhất hai nghiệm với mọi giá trị của tham số m ?

Bài ôn tập chương IV giới hạn SBT Toán lớp 11. Giải bài 13, 14, 15 trang 172. Câu 14: Cho hàm số…; Chứng minh hàm số luôn có ít nhất hai nghiệm với mọi giá trị của tham số m ?

Bài 13: a) \({x^5} – 5x – 1 = 0\) có ít nhất ba nghiệm ;

b) \(m{\left( {x – 1} \right)^3}\left( {{x^2} – 4} \right) + {x^4} – 3 = 0\) luôn có ít nhất hai nghiệm với mọi giá trị của tham số m ;

c) \({x^3} – 3x = m\) có ít nhất hai nghiệm với mọi giá trị của $m \in \left( { – 2;2} \right)\)

Giải :

Hướng dẫn :

a)      Xét hàm số \(f\left( x \right) = {x^5} – 5x – 1\) trên các đoạn \(\left[ { – 2; – 1} \right],\left[ { – 1;0} \right],\left[ {0;3} \right]\)

b)      Xét hàm số \(f\left( x \right) = m{\left( {x – 1} \right)^3}\left( {{x^2} – 4} \right) + {x^4} – 3\) trên các đoạn \(\left[ { – 2;1} \right],\left[ {1;2} \right]\)

c)      Xét hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} – 3x – m\) trên các đoạn \(\left[ { – 1;1} \right],\left[ {1;2} \right]\)

Bài 14: Cho hàm số \(f\left( x \right) = {{{x^3} + 8x + 1} \over {x – 2}}\). Phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có nghiệm hay không

a)      trong khoảng (1; 3) ?

Advertisements (Quảng cáo)

b)      trong khoảng (-3; 1) ?

a)      Với \(x \ne 2\) ta có \({{{x^3} + 8x + 1} \over {x – 2}} = 0 \Leftrightarrow {x^3} + 8x + 1 = 0\)

Vì \({x^3} + 8x + 1 > 0\) với mọi \(x \in \left( {1;3} \right)\) nên phương trình \({x^3} + 8x + 1 = 0\) không có nghiệm trong khoảng này.

b)     \(f\left( x \right)\) là hàm phân thức hữu tỉ, nên liên tục trên \(\left( { – \infty ;2} \right)\). Do đó, nó liên tục trên [-3; 1]

Advertisements (Quảng cáo)

Mặt khác, \(f\left( { – 3} \right)f\left( 1 \right) =  – 100 < 0\)

Do đó, phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có nghiệm trong khoảng (- 3; 1)

Bài 15: Giả sử hai hàm số \(y = f\left( x \right)\) và \(y = f\left( {x + {1 \over 2}} \right)\) đều liên tục trên đoạn [0; 1] và \(f\left( 0 \right) = f\left( 1 \right)\) Chứng minh rằng phương trình \(f\left( x \right) – f\left( {x + {1 \over 2}} \right) = 0\) luôn có nghiệm trong đoạn \(\left[ {0;{1 \over 2}} \right]\)

Giải :

Xét hàm số \(g\left( x \right) = f\left( x \right) – f\left( {x + {1 \over 2}} \right)\)

Ta có \(\eqalign{
& g\left( 0 \right) = f\left( 0 \right) – f\left( {0 + {1 \over 2}} \right) \cr
& = f\left( 0 \right) – f\left( {{1 \over 2}} \right) \cr
& g\left( {{1 \over 2}} \right) = f\left( {{1 \over 2}} \right) – f\left( {{1 \over 2} + {1 \over 2}} \right) \cr
& = f\left( {{1 \over 2}} \right) – f\left( 1 \right) \cr
& = f\left( {{1 \over 2}} \right) – f\left( 0 \right) \cr} \)

(vì theo giả thiết \(f\left( 0 \right) = f\left( 1 \right)\)).

Do đó,

\(\eqalign{
& g\left( 0 \right)g\left( {{1 \over 2}} \right) = \left[ {f\left( 0 \right) – f\left( {{1 \over 2}} \right)} \right]\left[ {f\left( {{1 \over 2}} \right) – f\left( 0 \right)} \right] \cr
& = – {\left[ {f\left( 0 \right) – f\left( {{1 \over 2}} \right)} \right]^2} \le 0. \cr}\)

–          Nếu \(g\left( 0 \right)g\left( {{1 \over 2}} \right) = 0\) thì x = 0 hay \(x = {1 \over 2}\) là nghiệm của phương trình \(g\left( x \right) = 0\)

–          Nếu \(g\left( 0 \right)g\left( {{1 \over 2}} \right) < 0\)   (1)

Vì \(y = f\left( x \right)\) và \(y = f\left( {x + {1 \over 2}} \right)\) đều liên tục trên đoạn [0; 1] nên hàm số \(y = g\left( x \right)\) cũng liên tục trên [0; 1] và do đó nó liên tục trên \(\left[ {0;{1 \over 2}} \right]\)    (2)

Từ (1) và (2) suy ra phương trình \(g\left( x \right) = 0\) có ít nhất một nghiệm trong khoảng

Kết luận : Phương trình \(g\left( x \right) = 0\) hay \(f\left( x \right) – f\left( {x + {1 \over 2}} \right) = 0\) luôn có nghiệm trong đoạn \(\left( {0;{1 \over 2}} \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)