Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Toán 10 Nâng cao

Bài 80, 81, 82 trang 155, 156 Đại số 10 nâng cao: Bất đẳng thức và bất phương trình

Bài ôn tập chương 4 Bất đẳng thức và bất phương trình. Giải bài 80, 81, 82 trang 155, 156 SGK Đại số 10 nâng cao.Với giá trị nào của m, bất phương trình; Giải các bất phương trình sau:

Bài 80: Với giá trị nào của m, bất phương trình:

(m2 + 1)x + m(x + 3) + 1 > 0 nghiệm đúng ∀x ∈ [-1; 2] ?

Đáp án

Ta viết phương trình đã cho dưới dạng:

(m2 + m + 1)x + 3m + 1 > 0

Đặt f(x) = (m2 + m + 1)x + 3m + 1 ,

Với mỗi giá trị của m, đồ thị của hàm số y = f(x) là đường thẳng (Dm).

Gọi Am và Bm là các điểm trên đường thẳng (Dm) có hoành độ theo thứ tự là – 1 và 2.

f(x) > 0 với ∀x ∈ [-1; 2] khi và chỉ khi đoạn thẳng AmBm nằm phía trên trục hoành. Điều này xảy ra khi và chỉ khi Am và Bmnằm phía trên trục hoành, tức là:

\(\left\{ \matrix{
f( – 1) > 0 \hfill \cr
f(2) > 0 \hfill \cr} \right.\)

Thay f(-1) = -m2 + 2m và f(2) = 2m2+ 5m + 3 , ta được hệ bất phương trình:

\(\left\{ \matrix{
– {m^2} + 2m > 0 \hfill \cr
2{m^2} + 5m + 3 > 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow 0 < m < 2\)


Bài 81: Giải và biện luận các bất phương trình sau:

a) a2x + 1 > (3a – 2)x – 3

b) 2x2 + (m – 9)x + m2 + 3m + 4 ≥ 0

Đáp án

a) Bất phương trình đã cho tương đương với bất phương trình:

(a2 – 3a + 2) x > 2

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nếu a2 – 3a + 2 > 0, tức là a < 1 hay a > 2 thì nghiệm của bất phương trình đã cho là: \(x > {2 \over {{a^2} – 3a + 2}}\)

+ Nếu a2 – 3a + 2 < 0,  tức là 1 < a <  2 thì nghiệm của bất phương trình đã cho là: \(x < {2 \over {{a^2} – 3a + 2}}\)

+ Nếu a2 – 3a + 2 = 0, tức là a = 1 hoặc a = 2 thì bất phương trình đã cho trở thành 0x > 2. Khi đó, bất phương trình này vô nghiệm.

b) Ta có:

Δ = (m – 9)2 – 8(m2 + 3m + 4) = -7(m2 + 6m – 7)

Nếu Δ ≤ 0 hay m ≤ -7 hoặc m ≥ 1 thì bất phương trình đã cho nghiệm đúng với mọi x ∈ R

Nếu Δ  > 0 hay -7 < m < 1 thì tam thức ở vế trái của bất phương trình có hai nghiệm phân biệt :

\(\eqalign{
& {x_1} = {{9 – m – \sqrt { – 7({m^2} + 6m – 7)} } \over 4} \cr
& {x_2} = {{9 – m + \sqrt { – 7({m^2} + 6m – 7)} } \over 4} \cr} \)

Nghiệm của bất phương trình đã cho là: x ≤ x1 hoặc x ≥ x2.

 Vậy:

+ Nếu m ≤ -7 hoặc m ≥ 1 thì tập nghiệm của bất phương trình đã cho là R

+ Nếu -7 < m < 1 thì tập nghiệm của bất phương trình đã cho là:

Advertisements (Quảng cáo)

\(( – \infty ;{{9 – m – \sqrt { – 7({m^2} + 6m – 7)} } \over 4}) \cup \)

\(({{9 – m + \sqrt { – 7({m^2} + 6m – 7)} } \over 4},+\infty )\)


Bài 82: Giải các bất phương trình sau:

a) \({{x – 2} \over {{x^2} – 9x + 20}} > 0\)

b) \({{2{x^2} – 10x + 14} \over {{x^2} – 3x + 2}} \ge 1\)

Đáp án

a) Bảng xét dấu:

\(S = (2, 4) ∪ (5, +∞)\)

b) Bất phương trình đã cho tương đương với bất phương trình:

\({{2{x^2} – 10x + 14} \over {{x^2} – 3x + 2}} – 1 \ge 0\,\,\,(1)\)

Ta có:

\((1) \Leftrightarrow {{{x^2} – 7x + 12} \over {{x^2} – 3x + 2}} \ge 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x < 1 \hfill \cr
2 < x \le 3 \hfill \cr
x \ge 4 \hfill \cr} \right.\)

Tập nghiệm của bất phương trình đã cho là:

\(S = (-∞, 1) ∪ (2, 3] ∪ (4, +∞)\)

 


Bài 83: Tìm các giá trị của m sao cho R là tập nghiệm của mỗi bất phương trình:

a) (m – 4)x2 – (m – 6)x + m – 5 ≤ 0

b) (m2 – 1)x2 + 2(m + 1)x + 3 > 0

Đáp án

a)

+ Với m = 4, bất phương trình thành: 2x – 1 ≤  0, không thỏa mãn điều kiện với mọi x

+ Với m ≠ 4. : (m – 4)x2 – (m – 6)x + m – 5 ≤ 0, ∀x

\(\eqalign{
& \left\{ \matrix{
m – 4 < 0 \hfill \cr
\Delta = {(m – 6)^2} – 4(m – 4)(m – 5) \le 0 \hfill \cr} \right.\cr& \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
m < 4 \hfill \cr
– 3{m^2} + 24m – 44 \le 0 \hfill \cr} \right. \cr
& \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
m < 4 \hfill \cr
\left[ \matrix{
m \le 4 – {{2\sqrt 3 } \over 2} \hfill \cr
m \ge 4 + {{2\sqrt 3 } \over 2} \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow m \le 4 – {{2\sqrt 3 } \over 3} \cr} \)

b)

+ Với m = 1, bất phương trình trở thành 4x + 3 > 0 , không thỏa mãn với mọi x

+ Với m = -1, bất phương trình trở thành 3> 0 thỏa mãn với mọi x

+ Với m ≠ -1, (m2 – 1)x2 + 2(m + 1) + 3 > 0 ∀x

\(\eqalign{
& \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{m^2} – 1 > 0 \hfill \cr
\Delta ‘ = {(m + 1)^2} – 3({m^2} – 1) < 0 \hfill \cr} \right. \cr&\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
\left[ \matrix{
m < – 1 \hfill \cr
m > 1 \hfill \cr} \right. \hfill \cr
– 2{m^2} + 2m + 4 < 0 \hfill \cr} \right. \cr
& \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
\left[ \matrix{
m < – 1 \hfill \cr
m > 1 \hfill \cr} \right. \hfill \cr
\left[ \matrix{
m < – 1 \hfill \cr
m > 2 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
m < – 1 \hfill \cr
m > 2 \hfill \cr} \right. \cr} \)

Vậy với m ≤ -1 hoặc m > 2 thì bất phương trình đã cho có tập nghiệm là \(\mathbb R\)

Advertisements (Quảng cáo)