Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Hóa 10 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 75 SGK Hóa 10 Nâng cao: Liên kết cộng hóa trị

Bài 17 Liên kết cộng hóa trị. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 75 Sách giáo khoa Hóa học lớp 10 Nâng cao. Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hóa trị; Giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị

Bài 1: Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hóa trị.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết

A. giữa các phi kim với nhau.

B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

C. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

D. được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Chọn D.


Bài 2: tử \(C{H_4}\) , giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử \({H_2}O\), giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử \({H_2}S\).

– Trong phân tử \(C{H_4}\), nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử \(C{H_4}\) đều đạt được cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

Advertisements (Quảng cáo)

– Trong phân tử \({H_2}O\), nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử \({H_2}O\) đều đạt được cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

– Trong phân tử \({H_2}S\), nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử \({H_2}S\) đều đạt được cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.


Bài 3: Giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử \({N_2}\), giữa nguyên tử H và nguyên tử Cl trong phân tử HCl.

– Trong phân tử \({N_2}\) , mỗi nguyên tử nitơ bỏ ra 3 electron lớp ngoài cùng tạo thành 3 cặp electron chung giữa hai nguyên tử nitơ. Mỗi nguyên tử trong phân tử \({N_2}\) đều đạt được cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử nitơ có 8 electron lớp ngoài cùng.

– Trong phân tử HCl, nguyên tử clo bỏ ra 1 electron lớp ngoài cùng tạo thành 1 cặp electron chung với 1 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử HCl đều đạt được cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử clo có 8 electron lớp ngoài cùng.

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 4: Giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các obitan trong phân tử HCl.

Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất HCl được hình thành nhờ sự xen phủ  giữa obitan 1s của nguyên tử hiđro và obitan 3p có 1 electron độc thân của nguyên tử clo.


Bài 5: Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau đây:

\({H_2},HCl,{H_2}O,C{l_2},N{H_3},C{H_4}.\)


Bài 6: X, Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân là 9, 19, 8.

a) Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố đó.

b) Dự đoán kiểu liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và Y, Y và Z, Z và X.

a) Cấu hình electron nguyên tử là:

\(\eqalign{& X\,\left( {Z = 9} \right):\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^5}  \cr& Y\left( {Z = 19} \right):\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^1}  \cr& Z\left( {Z = 8} \right):\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^4} \cr} \)

b) Liên kết giữa X và Y, Y và Z là liên kết ion.

Liên kết giữa X và Z là liên kết cộng hóa trị có cực.

Advertisements (Quảng cáo)