Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Hóa 10 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 70 SGK Hóa học 10 Nâng cao: Khái niệm về liên kết hóa học. Liên kết ion

 Bài 16 Khái niệm về liên kết hóa học. Liên kết ion. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 70 Sách giáo khoa Hóa học lớp 10 Nâng cao. Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để; Hãy viết phương trình biểu diễn sự hình thành của các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:

Bài 1: Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để:

A. Chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn

B. có cấu hình electron của khí hiếm

C. có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e.

D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn.

Đáp án nào sai?

Chọn D.


Bài 2: Thế nào là năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử? Nguyên tử A có năng lượng ion hóa lớn hơn năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử X, hỏi nguyên tử nào dễ nhường electron hơn?

Năng lượng ion hóa thứ nhất \(\left( {{I_1}} \right)\) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản.

Nguyên tử X dễ nhường electron hơn nguyên tử A.


Bài 3: Hãy viết phương trình biểu diễn sự hình thành của các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:

\(\eqalign{& Li\,\,\, \to \,\,\,L{i^ + }\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,Na\,\,\, \to \,\,\,N{a^ + }\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,Cl\,\,\, \to C{l^ – }  \cr& Mg\,\,\, \to M{g^{2 + }}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,Al\,\,\, \to A{l^{3 + }}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,S\,\,\, \to {S^{2 – }} \cr} \)

Áp dụng nguyên tắc:

Ion dương được tạo thành khi nguyên tử kim loại nhường electron. Trị số điện tích của ion dương đúng bằng số electron nhường.

Ion âm được tạo thành khi nguyên tử phi kim nhận electron. Trị số điện tích của ion âm đúng bằng số electron nhận.

Advertisements (Quảng cáo)

\(\eqalign{& Li\,\,\, \to \,\,\,L{i^ + } + 1e\cr&Na\,\,\, \to \,\,\,N{a^ + } + 1e\cr&Cl + 1e\,\,\, \to C{l^ – }  \cr & Mg\,\,\, \to M{g^{2 + }} + 2e\cr& Al\,\,\, \to A{l^{3 + }} + 3e\cr& S + 2e\,\,\, \to {S^{2 – }} \cr} \)


Bài 4: Hãy viết cấu hình electron của các ion sau đây: \(L{i^ + },B{e^{2 + }},{F^ – },{O^{2 – }}\)

Cấu hình electron của Li (Z = 3): \(1{s^2}2{s^1} \Rightarrow \)Cấu hình electron của \(L{i^ + }:1{s^2}.\)

Cấu hình electron của Be (Z = 4): \(1{s^2}2{s^2} \Rightarrow \)Cấu hình electron của \(B{e^{2 + }}:1{s^2}.\)

Cấu hình electron của F (Z = 9): \(1{s^2}2{s^2}2{p^5} \Rightarrow \)Cấu hình electron của \({F^ – }:1{s^2}2{s^2}{p^6}.\)

Cấu hình electron của O (Z = 8): \(1{s^2}2{s^2}2{p^4} \Rightarrow \)Cấu hình electron của \({O^{2 + }}:1{s^2}2{s^2}2{p^6}.\)


Bài 5: Hãy giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố sau đây:

K và Cl, Na và O.

Phân tử KCl:

Advertisements (Quảng cáo)

– Khi nguyên tử K và Cl gặp nhau, xảy ra: Nguyên tử K cho nguyên tử Cl 1 electron trở thành \({K^ + }\,\,\left( {K\,\, \to {K^ + } + 1e} \right)\).

– Nguyên tử Cl nhận 1 electron của K để biến thành ion \(C{l^ – }\,\,\left( {Cl + 1e\,\, \to C{l^ – }} \right).\)

Phân tử \(N{a_2}O\)

– Khi nguyên tử Na và O gặp nhau, xảy ra: Hai nguyên tử Na cho nguyên tử O 2 electron trở thành \(2N{a^ + }\,\,\left( {2Na\,\, \to 2N{a^ + } + 2e} \right)\).

– Nguyên tử O nhận 2 electron của Na để biến thành ion \({O^{2 – }}\,\,\left( {O + 2e\,\, \to {O^{2 – }}} \right).\)

Các ion trái dấu hút nhau tạo thành phân tử ion \(N{a_2}O:\,\,2Na + O\,\, \to \,\,2N{a^ + } + {O^{2 – }}\,\, \to \,\,N{a_2}O\)


Bài 6: Nguyên tử của các nguyên tố Na, Mg, Al, S, Cl, F có thể tạo thành ion có điện tích bằng bao nhiêu?

Cấu hình electron của Na (Z = 11): \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}\)

Cấu hình electron của Ma (Z = 12): \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}\)

Cấu hình electron của Al (Z = 13): \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^1}\)

Cấu hình electron của S (Z = 16): \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}\)

Cấu hình electron của Cl (Z = 17): \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5}\)

Cấu hình electron của F (Z = 9): \(1{s^2}2{s^2}2{p^5}\)

Theo quy tắc bát tử thì các ion được hình thành từ các nguyên tố trên là \(N{a^ + },M{g^{2 + }},A{l^{3 + }},{S^{2 – }},{S^{4 + }},{S^{6 + }},C{l^ – },C{l^{2 + }},C{l^{3 + }},\)

\(C{l^{5 + }},C{l^{7 + }},{F^ – }.\)


Bài 7: Hãy cho thí dụ về tinh thể ion và cho biết bản chất lực liên kết trong các tinh thể ion.

Thí dụ về tinh thể ion: \({K_2}O,BaC{l_2},Ca{{\rm{F}}_2}.\) Bản chất lực liên kết trong tinh thể ion là tương tác tính điện giữa các ion trái dấu.


Bài 8: Cation \({R^ + }\) có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là \(2{p^6}\).

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R.

b) Nguyên tố R thuộc chu kì nào? Nhóm nào? Cho biết tên nguyên tố.

c) Nguyên tố R là kim loại hay phi kim?

a) Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố R: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^1}\)

b) R thuộc chu kì 3, nhóm IA, là nguyên tố natri.

c) Đó là nguyên tố kim loại điển hình.

Advertisements (Quảng cáo)