Bài 6: Có bao nhiêu electron trong mỗi ion sau đây: \(NO_3^ – ,SO_4^{2 – },CO_3^{2 – },B{r^ – },NH_4^ + .\)
Trong \(NO_3^ – \): 7 + 3.8 + 1 = 32 electron
Trong \(SO_4^{2 – }\): 16 + 4.8 + 2 = 50 electron
Trong \(CO_3^{2 – }\): 6 + 3.8 + 2 = 32 electron
Trong \(B{r^ – }\) : 35 + 1 = 36 electron
Trong \(NH_4^ + \): 7 + 4.1 – 1 = 10 electron
Bài 7: Tổng số proton trong hai ion \(XA_3^{2 – }\) và \(XA_4^{2 – }\) lần lượt là 40 và 48. Xác định các nguyên tố X, A và các ion \(XA_3^{2 – },XA_4^{2 – }.\)
Advertisements (Quảng cáo)
Trong nguyên tử A có số p = số e = \({Z_A}\), trong nguyên tử B có số p = số e = \({Z_A}\).
Theo đề bài, ta có: \(\left\{ \matrix{ {Z_X} + 3{Z_A} = 40 \hfill \cr {Z_X} + 4{Z_A} = 48 \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{ {Z_A} = 8 \hfill \cr {Z_X} = 16 \hfill \cr} \right.\)
Vậy nguyên tố X là S và nguyên tố A là O. Các ion đã cho là \(SO_3^{2 – }\) và \(SO_4^{2 – }\).
Bài 8: Xác định điện hóa trị của các nguyên tử và nhóm nguyên tử trong những hợp chất ion sau: \(BaO,{K_2}O,CaC{l_2},Al{F_3},Ca{\left( {N{O_3}} \right)_2}.\)
Advertisements (Quảng cáo)
Điện hóa trị của các nguyên tử và nhóm nguyên tử là:
\(Ba=2 + ,\,\,O = 2 – ,\,\,K = 1 + ,\,\,Ca = 2 + ,\,\,Cl = 1 -\)
\(Al = 3 + ,\,\,F = 1 – ,\,\,N{O_3} = 1-.\)
Bài 9: Xác định cộng hóa trị của nguyên tử những nguyên tố trong những hợp chất cộng hóa trị sau: \(N{H_3},HBr,AlB{r_3},P{H_3},C{O_2}.\)
Cộng hóa trị của các nguyên tố là:
\(N{H_3}\): N có cộng hóa trị là 3 và H có cộng hóa trị là 1
HBr: H có cộng hóa trị là 1 và Br có cộng hóa trị là 1.
\(AlB{r_3}:\) Al có cộng hóa trị là 3 và Br có cộng hóa trị là 1.
\(P{H_3}\): P có cộng hóa trị là 3 và H có cộng hóa trị là 1.
\(C{O_2}\): C có cộng hóa trị là 4 và O có cộng hóa trị là 2.