Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Toán 7

Bài 6, 7, 8 trang 19, 20 SBT Toán lớp 7 tập 2: Tính 3x – 5y +1 tại x = 1/3 và y = -1/5

Bài 2 Giá trị của biểu thức đại số Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 2. Giải bài 6, 7, 8 trang 19, 20 Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 2. Câu 6: Tính giá trị của biểu thức tại…

Câu 6: Cho biểu thức \(5{{\rm{x}}^2} + 3{\rm{x}} – 1\). Tính giá trị của biểu thức tại:

a) x = 0

b) x =  – 1

c) \(x = {1 \over 3}\)

a) Thay x = 0 vào biểu thức ta có:

$${5.0^2} + 3.0 – 1 = 0 + 0 – 1 =  – 1$$

Vậy giá trị của biểu thức \(5{{\rm{x}}^2} + 3{\rm{x}} – 1\) tại x = 0 là -1

b) Thay x = -1 vào biểu thức ta có:

$$5.{\left( { – 1} \right)^2} + 3.\left( { – 1} \right) – 1 = 5.1 – 3 – 1 = 1$$

Vậy giá trị của biểu thức \(5{{\rm{x}}^2} + 3{\rm{x}} – 1\) tại x = -1 là 1.

c) Thay \(x = {1 \over 3}\) vào biểu thức ta có:

$$5.{\left( {{1 \over 3}} \right)^2} + 3.{1 \over 3} – 1 = 5.{1 \over 9} + 1 – 1 = {5 \over 9}$$

Vậy giá trị của biểu thức \(5{{\rm{x}}^2} + 3{\rm{x}} – 1\) tại \(x = {1 \over 3}\) là \({5 \over 9}\)

Câu 7: Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) 3x – 5y +1 tại \(x = {1 \over 3};y =  – {1 \over 5}\)

b) \(3{{\rm{x}}^2} – 2{\rm{x}} – 5\) tại \({\rm{x}} = 1;x =  – 1;x = {5 \over 3}\)

Advertisements (Quảng cáo)

c) \({\rm{x}} – 2{y^2} + {z^3}\) tại x = 2; y = -1; z = -1

a) Thay \(x = {1 \over 3};y =  – {1 \over 5}\) vào biểu thức ta có:

\(3.{1 \over 3} – 5.\left( { – {1 \over 5}} \right) + 1 = 1 + 1 + 1 = 3\)

Vậy giá trị của biểu thức 3x – 5y +1 tại \({\rm{x}} = {1 \over 3}\) và \(y =  – {1 \over 5}\) là 3.

b) Thay x = 1 vào biểu thức ta có:

\({3.1^2} – 2.1 – 5 = 3 – 2 – 5 =  – 4\)

Vậy giá trị của biểu thức \(3{{\rm{x}}^2} – 2{\rm{x}} – 5\) tại x = 1 là -4

Thay x = -1 vào biểu thức ta có:

\(3.{( – 1)^2} – 2.( – 1) – 5 = 3 – 2 – 5 =  – 4\)

Vậy giá trị của biểu thức \(3{{\rm{x}}^2} – 2{\rm{x}} – 5\) tại x = -1 là 0.

Advertisements (Quảng cáo)

Thay \(x = {5 \over 3}\) vào biểu thức ta có:

\(3.{\left( {{5 \over 3}} \right)^2} – 2.{5 \over 3} – 5 = 3.{{25} \over 9} – {{10} \over 3} – 5 = {{25} \over 3} – {{10} \over 3} – {{15} \over 3} = 0\)

Vậy giá trị của biểu thức \(3{{\rm{x}}^2} – 2{\rm{x}} – 5\) tại \(x = {5 \over 3}\) là 0.

c) Thay x = 4, y = -1 vào biểu thức ta có:

\(4 – 2.{\left( { – 1} \right)^2} + {\left( { – 1} \right)^3} = 4 – 2.1 + ( – 1) = 4 – 2 – 1 = 1\)

Vậy giá trị của biểu thức \({\rm{x}} – 2{y^2} + {z^3}\) tại x = 4, y = -1, z = -1 là 1.

Câu 8: Tính giá trị của biểu thức sau.

a) \({{\rm{x}}^2} – 5{\rm{x}}\) tại \({\rm{x}} = 1;x =  – 1;x = {1 \over 2}\)

b) \(3{{\rm{x}}^2} – xy\) tại x = -3; y = -5

c) \(5 – x{y^3}\) tại x = 1; y = -3

a) Thay x = 1 vào biểu thức ta có:

$${1^2} – 5.1 = 1 – 5 =  – 4$$

Vậy giá trị của biểu thức \({{\rm{x}}^2} – 5{\rm{x}}\) tại x = 1 là -4

Thay x = -1 vào biểu thức ta có:

$${( – 1)^2} – 5.( – 1) = 1 + 5 = 6$$

Vậy giá trị của biểu thức \({{\rm{x}}^2} – 5{\rm{x}}\) tại x = -1 là 6

Thay \({\rm{x}} = {1 \over 2}\) vào biểu thức ta có:

$${\left( {{1 \over 2}} \right)^2} – 5.{1 \over 2} = {1 \over 4} – {{10} \over 4} = {{ – 9} \over 4}$$

Vậy giá trị của biểu thức \({{\rm{x}}^2} – 5{\rm{x}}\) tại \({\rm{x}} = {1 \over 2}\) là \(- {9 \over 4}\)

b) Thay x = -3 và y = – 5 vào biểu thức ta có:

$$3.{\left( { – 3} \right)^2} – ( – 3).( – 5) = 3.9 – 15 = 12$$

Vậy giá trị của biểu thức \(3{{\rm{x}}^2} – xy\) tại x = -3; y = -5 là 12

c) Thay x = 1, y = -2 vào biểu thức ta có:

$$5 – 1.{( – 3)^3} = 5 – 1.( – 27) = 5 + 27 = 32$$

Vậy giá trị của biểu thức \(5 – x{y^3}\) tại x = 1; y = -3 là 32

Advertisements (Quảng cáo)