Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Toán 7

Bài 3.5, 3.6, 3.7 trang 41 Sách BT Toán 7 tập 2: Tìm vị trí của M sao cho |MA – MB| là lớn nhất

Bài 3 Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác, bất đẳng thức tam giác SBT Toán lớp 7. Giải bài 3.5, 3.6, 3.7 trang 41 Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 2. Câu 3.5: Chứng minh rằng trong một đường tròn, đường kính là dây lớn nhất…

Câu 3.5 : Chứng minh rằng trong một đường tròn, đường kính là dây lớn nhất.

Giả sử CD là một dây của đường tròn bán kính R và AB là một đường kính của nó. Ta có:

– Nếu C, O, D không thẳng hàng thì trong tam giác COD có

CD < OC  + OD = 2R = AB.

– Nếu C, O, D thằng hàng thì

CD = OC + OD = 2R = AB

Vậy trong mọi trường hợp ta luôn có đường kính là dây lớn nhất.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3.6: Chứng minh “Bất đẳng thức tam giác mở rộng ”: Với ba điểm A, B, C bất kỳ, ta có

AB + AC ≥ BC

– Nếu A, B, C không thẳng hàng thì trong tam giác ABC ta có AB + AC > BC

Advertisements (Quảng cáo)

– Nếu A, B, C thẳng hàng và A ở giữa B và C hoặc trùng B, C thì AB + AC = BC

Vậy với ba điểm A, B, C bất kỳ ta luôn có AB + AC ≥ BC

Câu 3.7: Cho đường thẳng d và hai điểm A, B nằm cùng một phía của d và AB không song song với d. Một điểm M di động trên d. Tìm vị trí của M sao cho \(\left| {MA – MB} \right|\) là lớn nhất

Vì AB không song song với d nên AB cắt d tại N.

Với điểm M bất kỳ thuộc d mà M không trùng với N thì ta có tam giác MAB.

Do đó

\(\left| {MA – MB} \right| < AB\)

Khi M ≡ N thì

\(\left| {MA – MB} \right| = AB\)

Vậy \(\left| {MA – MB} \right|\) lớn nhất là bằng AB, khi đó M ≡ N là giao điểm của hai đường thẳng d và AB.

Advertisements (Quảng cáo)