Chương V Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật SBT Sinh lớp 10. Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 91, 92 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 42: Để sản xuất nước mắm, người ta xếp cá vào chum, rắc muối, nén cho nước muối ngập cá, sau 1-2 tháng sẽ được nước mắm…
Bài 42: Để sản xuất nước mắm, người ta xếp cá vào chum, rắc muối, nén cho nước muối ngập cá, sau 1-2 tháng sẽ được nước mắm. Thành phần chính của nước mắm là gì ?
Vi khuẩn tự nhiên sống ở cá hoặc từ môi trường tiết enzim Prôtêaza phân giải Prôtêin cá thành Pôlipeptit và axit amin. Do đó, thành phần chính của nước mắm là hai chất kể trên.
Bài 43: Dưa muối : Dưa cải để cả cây, rửa sạch, thêm hành, xếp vào vại, đổ ngập nước muối (5-6%), nén chặt, sau 20 ngày sẽ được dưa muối để ănẩ Tại sao lại phải nén chặt ? Quá trình vi sinh vật nào xảy ra trong muối dưa ?
Advertisements (Quảng cáo)
Cần phải nén chặt tạo điều kiện kị khí cho lên men Lactic.
Bài 44: Nem chua : Thịt nạc tươi giã nhuyễn, thêm gia vị và bì lợn luộc thái chỉ, trộn đều, gói lá ổi, sau bọc lá chuối. Sau 2 ngày sẽ được nem chua. Quá trình vi sinh, vật nào xảy ra trong làm nem chua ? Tại sao thịt sống để vài ngày mà không bị hỏng ?
Advertisements (Quảng cáo)
Vi khuẩn Lactic tự nhiên tiến hành lên men Lactic, làm chua thịt, pH thấp sẽ ức chế vi khuẩn gây hư hỏng thịt.
Bài 45: Làm giấm : Pha rượu loãng (khoảng 5%) cho vào lọ, thêm chút đường và một mẩu màng giấm. Đậy vải màn, sau 1 tuần sẽ được giấm ăn. Đây có phải là quá trình lên men giấm không ?
Không. Axit axêtic tạo thành trong sản xuất giấm cổ truyền từ rượu êtilic là sản phẩm của quá trình ôxi hoá với sự tham gia của ôxi trong không khí:
C2H5OH + O2 -> CH3COOH + H2O
Gọi lên men giấm là do thói quen, coi mọi sự chuyển hoá nhờ vi sinh vật đều là lên men. Ở đây quá trình chuyển hoá được thực hiện bởi vi khuẩn axêtic – một loại vi khuẩn hiếu khí có trong màng giấm.