Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 18, 19, 20, 21 trang 134, 135 SBT Sinh 10:  Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động là gì?

Chương II Cấu trúc của tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 18, 19, 20, 21 trang 134, 135 Sách Bài Tập Sinh học 10. Câu 18: Hãy quan sát hình dưới đây và điền mã trả lời…

Bài 18: Hãy quan sát hình dưới đây và điền mã trả lời

Cấu trúc

Mã trả lời

A. Là vị trí mà các tiểu đơn vị Ribôxôm được hình thành

2

B. Là vị trí mà tại đó xảy ra sự Glicôzin hóa (gắn thêm đường vào protein hay lipit) protein và lipit

1

C. Có thể hình thành nên protein không được mã hóa bằng AND nhân

7

D. Là cấu trúc duy trì sự toàn vẹn cấu trúc của một sợi trục.

3

E. Là cấu trúc có nhiều nhất trong tế bào chất của tế bào tuyến tụy

4

F. Là cấu trúc có nhiều nhất trong tế bào cơ tham gia vào quá trình bay của côn trùng

5

G. Là vị trí tổng hợp Lipit

6

Bài 19: Thế nào là vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào ?  Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. Cho ví dụ minh hoạ.

Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất không tiếu tốn năng lượng. Dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Advertisements (Quảng cáo)

Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nới có nồng độ chất tan cao và cần tiêu tốn năng lượng.

Phân biệt.

Vận chuyển thụ động :
+ Là hình thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp
+ Không tiêu tốn năng lượng
+ Có 2 cách : Khuyếch tán trực tiếp qua MSC không đặc hiệu và qua kênh riêng đặc hiệu
Vận chuyển chủ động
+ Là ht vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao ( vận chuyển tích cực )
+ Tiêu tốn năng lượng ATP cho các “máy bơm” đặc chủng
+ Vận chuyển qua kênh đặc hiệu

Ví dụ: hiện tượng khi uống càng nhiều nước đường thì ta càng thấy khát.

Advertisements (Quảng cáo)

Truyền nước là vận chuyển thụ động.

Bài 22: Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

 Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng. Hình thức vận chuyển này cần phải có năng lượng ATP, có các kênh prôtêin màng vận chuyển đặc hiệu.
– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất qua màng theo građien nồng độ (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp – cơ chế khuếch tán). Hình thức vận chuyển này không cần phải có năng lượng nhưng cũng cần phải có một số điều kiện: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ, nếu là vận chuyển có chọn lọc (như vận chuyển các ion) thì cần có kênh prôtêin đặc hiệu.

Bài 23: Tại sao khi rửa rau sống nếu cho nhiều nước vào muối thì sợi rau thẳng nhưng nếu ngâm vào nước sạch thì rau chẻ lại cong lên?

– Trong nước muối nồng độ chất tan cao hơn trong tế bào nên nước từ tế bào sẽ đi ra ngoài môi trường. tế bào rau bị mất nước nên rau thẳng.

– Trong nước sạch nồng chất tan thấp hơn trong té bào nên nước từ nước sạch sẽ đi vào tyế bào. Tế bào bị trương nước nên rau cong lên.

Advertisements (Quảng cáo)