Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SBT Sinh 10:  Enzim là gì ?

Chương III Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 Sách Bài Tập Sinh học 10. Câu 1: Năng lượng là gì ? Trong tế bào sống có những dạng năng lượng nào ?…

Bài 1: Năng lượng là gì ? Trong tế bào sống có những dạng năng lượng nào ? Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào ?

1. Khái niệm năng lượng
– Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh công.

– Tuỳ theo trạng thái có sẵn sinh công hay không, người ta chia năng lượng thành 2 loại: động năng và thế năng. Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công. Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.

– Năng lượng trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như hoá năng, điện năng… Ngoài việc giữ nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể thì có thể coi nhiệt năng như năng lượng vô ích vì không có khả năng sinh công.

– Năng lượng chủ yếu của tế bào là hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học).

2. ATP – đồng tiền năng lượng của tế bào

– ATP (ađênôzin triphôtphat) là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào.
ATP là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần : bazơ nitơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết ~) giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

– ATP dễ  truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP.

Advertisements (Quảng cáo)

Vì vậy ATP được coi là đồng tiền năng lượng trong tế bào

Bài 2: Ba dạng chuyển hoá năng lượng trong sinh giới là những dạng nào ? Hãy phân tích sự chuyển hoá năng lượng giữa ba dạng đó.

Ba dạng năng lượng trong sinh giới là: quang năng, hóa năng và nhiệt năng.

Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống được gọi là chuyển hóa năng lượng.

Advertisements (Quảng cáo)

quang năng được chuyển hóa thành hóa năng  nhờ quá trình quang hợp của sinh vật tự dưỡng, năng lượng này được tích lũy trong các liên kết hóa học chứa trong các chất hữu cơ

Hô hấp  nội bào là sự chuyển hóa năng lượng trong các liên kết hóa học thành năng lượng trong các liên kết cao năng (ATP) dễ sử dụng.

Hoạt động sống của tế bào sử dụng ATP để sinh công, năng lượng một phần thất thoát qua dạng nhiệt năng.

Bài 3: Enzim là gì ? Nêu vai trò của enzim trong chuyển hoá vật chất của tế bào.

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Enzm chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

Vai trò của enzim:

– Nhờ có enzim mà các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện bình thường.

– Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích nghi với môi trường nhờ điều chỉnh hoạt tính của enzim.

Bài 4: Trình bày cơ chế tác dụng của enzim. Cho ví dụ minh hoạ.

– Cơ chế tác dộng
Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim-cơ chất. Sau đó, bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm (hình 1). Liên kết enzim-cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế, mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.

– Hình 1. Sơ đồ mô tả cơ chế tác động của enzim saccaraza – một loại enzim phân huỷ đường saccarôzơ thành glucôzơ và fructôzơ.

Advertisements (Quảng cáo)