Chương II Cấu trúc của tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 24, 25, 26, 27 trang 47, 48, 49 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 24: Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào…
Bài 24: Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào.
Vận chuyển thụ động |
Vận chuyển chủ động |
– Là phương thức vận chuyển của các chất qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. – Không tiêu tốn năng lượng ATP. – Có thể khuếch tán trực tiếp qua màng không đặc hiệu hay qua kênh prôtêin đặc hiệu. |
– Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. – Tiêu tốn năng lượng ATP. – Phải có kênh prôtêin vận chuyển đặc hiệu. |
Bài 25: Hình vẽ sau cho thấy sự vận chuyển các chất qua màng tế bào.
Hãy cho biết 1, 2, 3 có thể là những chất gì ? Nêu cơ chế vận chuyển các chất 1, 2,3, đó.
Advertisements (Quảng cáo)
Kí hiệu |
Các chất |
Cơ chế vận chuyển |
1 |
Có kích thước nhỏ bé, không phân cực (02, C02, NO…), chất hoà tan trong lipit (este, stêrôit). |
– Vận chuyển thụ động không cần pecmêaza. – Khuếch tán trực tiếp qua màng. – Không tiêu tốn ATP. |
2 |
Các chất phân cực, các ion, các chất có kích thước phân tử lớn (Na+, K+, H\ glucôzơ, axit amin…). |
– Vận chuyển thụ động cần các kênh đặc hiệu là pecmêaza. – Khuếch tán nhanh có chọn lọc. – Không tiêu tốn ATP. |
3 |
Các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào. |
– Vận chuyển chủ động, ngược chiều građien nồng độ. – Cần năng lượng ATP. – Cần kênh prôtêin đặc hiệu, có thể vận chuyển đơn chất hay đồng chuyển, đối chuyển. |
Bài 26: Các câu sau đây đúng hay sai ?
A. Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.
B. Tế bào thực vật có thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, không bào, lục lạp, ti thể, trung thể và nhân.
C. Tế bào thực vật khác tế bào động vật là tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, có lục lạp chứa diệp lục.
D. Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có cấu trúc thành tế bào.
Các câu đều chưa đúng vì :
Advertisements (Quảng cáo)
A. Các tế bào vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh, các bào quan (trừ Ribôxôm).
B. Chỉ tế bào thực vật thực hiện quang hợp mới có lục lạp, chỉ có tế bào thực vật bậc thấp mới có trung thể.
C. Tế bào động vật có thể có không bào. Một vài tế bào động vật có thành tế bào.
D. Một số loại tế bào động vật cũng có thành peptiđôglican.
Bài 27: Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau ? Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào các tế bào có thể “chọn” được các chất cần thiết trong hàng loạt các chất ở xung quanh để đưa vào tế bào ?
– Khi rau đã bị bỏ rễ hay bị nhổ lên, không hút được nước, sự thoát nước vẫn xảy ra làm cho rau héo. Muốn rau không héo người ta vảy nước vào rau để các phân tử nước đi vào cung cấp nước cho tế bào bằng cơ chế vận chuyển thụ động, bù lại lượng nước thoát ra ngoài môi trường ngoài đồng thời làm tăng độ ẩm không khí, hạn chế thoát hơi nước của lá.
– Trên màng tế bào có các thụ thể có liên kết đặc hiệu với một số chất nhất định. Vì vậy, tế bào có thể “chọn” được các chất nhất định để chuyển vào tế bào.