Bài 3 Phương trình đường elip Sách bài tập Toán Hình Học 10. Giải bài 3.31, 3.32, 3.33 trang 159, 160 Sách bài tập Toán Hình Học 10.Câu 3.31: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho M(x;y) di động có tọa độ thỏa mãn…
Bài 3.31: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho M(x;y) di động có tọa độ thỏa mãn
\(\left\{ \matrix{
x = 7\cos t \hfill \cr
y = 5\sin t \hfill \cr} \right.\)
trong đó t là tham số. Hãy chững tỏ M đi động trên một elip.
Điểm M di động trên elip (E) có phương \({{{x^2}} \over {49}} + {{{y^2}} \over {25}} = 1.\)
Bài 3.32: Viết phương trình chính tắc của elip trong các trường hợp sau:
a) Độ dài trục lớn bằng 26 và tỉ số \({c \over a}\) bằng \({5 \over {13}}\);
b) Tiêu điểm \({F_1}( – 6;0)\) và tỉ số \({c \over a}\) bằng \({2 \over 3}\)
a) Ta có : \(2a = 26 \Rightarrow a = 13\) và:
\({c \over a} = {c \over {36}} = {5 \over {13}} \Rightarrow c = 5\)
Do đó: \({b^2} = {a^2} – {c^2} = 169 – 25 = 144\)
Vậy phương trình chính tắc của elip là:
Advertisements (Quảng cáo)
\({{{x^2}} \over {169}} + {{{y^2}} \over {144}} = 1\)
b) Elip có tiêu điểm \({F_1}\left( { – 6;0} \right)\) suy ra c = 6.
Vậy : \({c \over a} = {6 \over a} = {2 \over 3} \Rightarrow a = 9\)
Do đó: \({b^2} = {a^2} – {c^2} = 81 – 36 = 45\)
Vậy phương trình chính tắc của elip là
\({{{x^2}} \over {81}} + {{{y^2}} \over {45}} = 1\)
Bài 3.33: Viết phương trình chính tắc của elip (E) \({F_1}\) và \({F_2}\) biết:
Advertisements (Quảng cáo)
a) (E) đi qua hai điểm \(M\left( {4;{9 \over 5}} \right)\) và \(N\left( {3;{{12} \over 5}} \right)\);
b) (E) đi qua \(M\left( {{3 \over {\sqrt 5 }};{4 \over {\sqrt 5 }}} \right)\) và tam giác \(M{F_1}{F_2}\) vuông tại M.
a) Xét elip (E): \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\)
(E) đi qua \(M\left( {4;{9 \over 5}} \right)\) và \(N\left( {3;{{12} \over 5}} \right)\) nên thay tọa độ của M và N vào phương trình của (E) ta được:
\(\left\{ \matrix{
{{16} \over {{a^2}}} + {{81} \over {25{b^2}}} = 1 \hfill \cr
{9 \over {{a^2}}} + {{144} \over {25{b^2}}} = 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{a^2} = 25 \hfill \cr
{b^2} = 9. \hfill \cr} \right.\)
Vậy phương trình của (E) là : \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\)
b) xét elip (E) : \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\)
Vì \(M\left( {{3 \over {\sqrt 5 }};{4 \over {\sqrt 5 }}} \right) \in (E)\) nên \({9 \over {5{a^2}}} + {{16} \over {5{b^2}}} = 1\,\,\,\,\,(1)\)
Ta có : \(\widehat {{F_1}M{F_2}} = {90^ \circ } \Rightarrow OM = O{F_1}\)
\( \Rightarrow {c^2} = O{M^2} = {9 \over 5} + {{16} \over 5} = 5\)
và: \({a^2} = {b^2} + {c^2} = {b^2} + 5\)
Thay vào (1) ta được :
\(\eqalign{
& {9 \over {5\left( {{b^2} + 5} \right)}} + {{16} \over {5{b^2}}} = 1 \cr
& \Leftrightarrow 9{b^2} + 16\left( {{b^2} + 5} \right) = 5{b^2}({b^2} + 5) \cr} \)
\( \Leftrightarrow {b^4} = 14\)
\( \Leftrightarrow {b^2} = 4\)
Suy ra \({a^2} = 9\)
Vậy phương trình chính tắc của (E) là
\({{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 4} = 1\)