Bài 8.9: Một ấm điộn được dùng với hiệu điện thế 220 V thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ 200 C trong 10 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K), khối lượng riêng của nước là 1 000 kg/m3 và hiệu suất của ấm là 90%.
a) Tính điện trở của ấm điện.
b) Tính công suất điện của ấm này.
a) Nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là Q = cm(t20 – t10) = 502 800 J.
Điện năng mà ấm tiêu thụ A = 10Q/9.
Cường độ dòng điện chạy qua ấm là
\(I = {A \over {Ut}} = {{10Q} \over {9Ut}} \approx 4,232A\)
Điện trở của ấm là R ≈ 52Ω.
b) Công suất của ấm là P ≈ 931W
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 8.10: Một đèn ống loại 40 W được chế tạo để có công suất chiếu sáng bằng đèn dây tóc loại 100 W. Hỏi nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 4 giờ thì trong 30 ngày sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên ? Cho rằng giá tiền điện là 1500 đ/(kw.h).
Điện năng mà đèn ống tiêu thụ trong thời gian đã cho là :
A1 = P1t = 21 600 000 J = 6 kw.h
Điện năng mà đèn dây tóc tiêu thụ trong thời gian này là :
A2 = P2t = 15 kW.h
Advertisements (Quảng cáo)
Số tiền điện giảm bớt là : M = (A2 – A1). 1500 = 13 500 (đ).
Bài 8.11: Một bàn là điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ là 5 A.
a) Tính nhiệt lượng mà bàn là toả ra trong 20 phút theo đơn vị jun (J).
b) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 20 phút, cho rằng giá tiền điện là 1500 đ/(kw.h).
a) Nhiệt lượng bàn là tỏa ra:
Q = UIt = 1 320 000 J ≈ 0,367kW.h
b) Tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là trong 30 ngày
M = 700.Qt = 0,367.30.700 = 7 700 đ
Bài 8.12: Một acquy có suất điện động là 12 V.
a) Tính công mà acquy này thực hiện khi dịch chuyển một êlectron bên trong acquy từ cực dương tới cực âm của nó.
b) Công suất của acquy này là bao nhiêu nếu có 3,4.1018 êlectron dịch chuyển như trên trong một giây.
a) A = qU = 1,92.10-18J
b) \(P = {{qU} \over t} = {{neU} \over t} = 3,{4.10^{18}}.1,{6.10^{ – 19}}.12 = 6,528W\).