Bài 9.6: Cho mạch điện có sơ đồ như trên Hình 9.2, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 12 V và có điện trở trong rất nhỏ, các điện trở ở mạch ngoài là R1 = 3 Ω, R2 = 4 Ω và R3 = 5 Ω.
a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở ?
c) Tính công của nguồn điện sản ra trong 10 phút và công suất toả nhiệt ở điện trở ?
a) \(I = {E \over {{R_1} + {R_2} + {R_3}}} = 1A\)
Advertisements (Quảng cáo)
b) U2 = IR2 = 4 V.
c) Đổi t = 10 phút = 600s
Công nguồn điện sản ra trong 10 phút: Ang = EIt = 7200 J
Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R3 là: P = I2R3 = 5W.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 9.7: Khi mắc điện trở R1 = 4 Ω vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ I1 = 0,5 A. Khi mắc điện trở R2 = 10 Ω thì dòng điện trong mạch là I2 = 0,25 A. Tính suất điện động E và điện trở trong r của nguồn điện.
Áp dụng định luật Ôm dưới dạng UN = IR = E – Ir ta được hai phương trình :
2 = E – 0,5r (1)
2,5 = E – 0,25r (2)
Giải hệ hai phương trình này ta tìm được suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là :
E = 3V; r = 2Ω.
Bài 9.8: Một điện trở R1được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4 Ω thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I1 = 1,2 A. Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 2 Ω nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I2 = 1 A. Tính trị số của điện trở R1.
Áp dụng định luật Ôm dưới dạng E = I(RN + r) và từ các dữ liệu của đầu bài ta có phương trình : 1,2(R1 + 4) = R1 + 6. Giải phương trình này ta tìm được R1 = 6 Ω.