Trang Chủ Lớp 3 Khảo sát chất lượng lớp 3

Đề KSCL đầu năm môn Tiếng Việt Lớp 3 trường Lý Thường Kiệt

 I/ Đọc thầm: (3 điểm)

Chiếc rễ đa tròn

Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:

– Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!

Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:

– Chú nên làm thế này.

Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

Chú cần vụ thắc mắc:

– Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?

Bác khẽ cười:

– Rồi chú sẽ biết.

            Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

(Theo tập sách Bác Hồ kính yêu)

hỏi: Dựa theo nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng ( đúng mỗi câu đạt 0.5 điểm).

1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ bảo chú cần vụ làm gì?

a. Chú vứt chiếc rễ này cho Bác nhé.

b. Chú trồng chiếc rễ này cho nó mọc tiếp nhé.

c. Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!

2. Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

a. Xới đất, vùi chiếc rễ xuống.

b. Cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

c. Buộc chiếc rễ tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

3. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa có hình dáng như thế nào?

a. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa con có vòng lá tròn.

b. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa con có vòng lá tròn rất đáng yêu.

c. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa con có hình dáng cao lớn.

4. Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?

a. Các bạn nhỏ thích chơi đu bên cây đa.

b. Các bạn nhỏ thích chơi trò đuổi bắt bên cây đa.

c. Các bạn nhỏ thích chơi trò chui qua chui lại bên cây đa.

5. Em hiểu thắc mắc là gì?

Advertisements (Quảng cáo)

a. Có điều chưa hiểu cần hỏi.

b. Đang mãi nghĩ, chưa biết nên làm thế nào.

c. Thói quen hoặc quy định đã có từ lâu.

6. Trong các cặp từ trái nghĩa sau, các cặp từ nào là đúng nhất:

a. Trắng – xanh, cao – thấp, gầy – đen.

b. Trắng – đen, cao – thấp, gầy – béo.

c. Trắng – đen, cao – ốm, đẹp – xấu.

II/ Chính tả:  Nghe viết ( 2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết đề bài và 1 đoạn trong bài : Cây đa quê hương :

( Đoạn 2 . Từ:  Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát đến lan giữa ruộng đồng yên lặng.). “ ( Tiếng Việt 2 tập 2 trang         ) Hoặc (Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập 2B trang        )

III/ Tập làm văn: (5 điểm) 

Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về một cây em yêu thích, được trồng ở trường em hoặc gần nơi em ở.

Gợi ý:

a) Cây mà em yêu thích là cây gì? Cây trồng ở đâu?

b) Hình dáng cây như thế nào?

c) Cây có ích lợi gì?

d) Tình cảm của em đối với cây như thế nào?


ĐÁP ÁN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC 2015 – 2016

I/ Đọc thầm: (3 điểm)

Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 Câu hỏi 4 Câu hỏi 5 Câu hỏi 6
c b a c a b

II/ Chính tả: (2 điểm )

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ được 2 điểm.

– Mỗi lỗi sai về âm, vần, dấu thanh không viết hoa danh từ riêng hoặc chữ đầu câu trừ 0.12 điểm. Nhiều chữ sai giống nhau trừ điểm một lần.

Bài viết trình bày bẩn, chữ viết cẩu thả, sai nhiều độ cao lẫn khoảng cách thì trừ 0.5 điểm toàn bài.

III/ Tập làm văn: (5 điểm ).

Học sinh viết được một đoạn văn ngắn (Từ 4 đến 5 câu ) kể về một cây em yêu thích, được trồng ở trường em hoặc gần nơi em ở.theo gợi ý. (Bài viết trình bày sạch sẽ đạt điểm tối đa toàn bài ).

————————————————————————-

Lưu ý: Trên đây là những gợi ý. Tùy theo mức độ sai sót về cách diễn đạt, chữ viết… mà giám khảo có thể cho từ 0 đến hết điểm toàn bài.

Advertisements (Quảng cáo)