Đề thi học kì 2 Toán và Tiếng Việt lớp 3 năm học 2016-2017: Năm nay mẹ 35 tuổi, tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ. Tính tổng số tuổi của 2 mẹ con khi tuổi con bằng tuổi mẹ hiện nay?
KIỂM TRA CUỐI KỲ II
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Toán 3
Thời gian làm bài 40 phút
Bài 1. Tính:
a) 6 x 4 = … b) 7 x 7 = …
c) 72 : 8 = … d) 45 : 9 = …
Bài 2. Số liền sau của 54829 là :
A: 54839 B: 54819 C: 54828 D:54830
Bài 3. Một năm có bao nhiêu tháng ?
A : 6 tháng B : 12 tháng C : 24 tháng D : 10 tháng
Bài 4. Đặt tính rồi tính:
16 x 7
……..
……..
124 x 3
……..
……..
810 : 9
……..
……..
679 : 7
……..
……..
Bài 5. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
a. Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm để 8m 7cm = …cm là:
A. 87
B.807
C.870
D.807cm
b) Thùng nhỏ có 24l dầu, số lít dầu ở thùng lớn gấp 5 lần số lít dầu ở thùng nhỏ. Vậy số lít dầu ở thùng lớn là:
A. 120l
B.29l
C.100l
D.1020l
Bài 6. Tìm x:
a) x + 1998 = 2016
Advertisements (Quảng cáo)
b) x x 4 = 2016
Bài 7. Số lớn nhất trong các số : 8576 , 8756 , 8765 , 8675 là :
A: 8576 B: 8756 C: 8765 D: 8675
Bài 8. Một vòi nước chảy vào bể trong 3 phút được 90 lít nước. Hỏi trong 9 phút vòi nước đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước? (Số lít nước chảy vào bể trong mỗi phút đều như nhau).
Bài 9. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 8cm, chiều dài gấp 2 lần chiều rộng.
Tính diện tích miếng bìa đó.
Trả lời. Miếng bìa có diện tích là:…………………
Bài 10. Năm nay mẹ 35 tuổi, tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ. Tính tổng số tuổi của 2 mẹ con khi tuổi con bằng tuổi mẹ hiện nay?
Môn: TIẾNG VIỆT
Advertisements (Quảng cáo)
A. PHẦN ĐỌC.
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
– Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập (mỗi hôm kiểm tra từ 5-10 em).
– Giáo viên ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng, đánh số trang (các bài từ tuần 27 đến tuần 34) vào phiếu để học sinh bốc thăm. Học sinh đọc xong giáo viên nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để học sinh trả lời.
– Học sinh phát âm rõ, chính xác và trôi chảy, tốc độ khoảng 70 tiếng/1 phút. Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ (3 điểm). Trả lời câu hỏi đúng 1 điểm.
– Nếu học sinh đọc không đạt các yêu cầu trên, giáo viên dựa vào khả năng của học sinh lớp mình mà chấm điểm cho phù hợp.
– Với những học sinh không đạt yêu cầu, giáo viên cho về nhà luyện đọc để kiểm tra lại
II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy loài mình sắp bị diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo : – Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ về ở theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ bảo: – Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM . |
Đọc thầm bài Chuyện của loai kiến và hoàn thành các câu hỏi bài bập sau: (Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng)
1. Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào ?
a. Sống theo đàn. b. Sống theo nhóm. c. Sống lẻ loi một mình. D. Sống theo nhóm nhỏ,
2. Kiến đỏ bảo các kiến khác làm gì ?
a. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.
b. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
c. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.
d. Về ở chung, sống trên cây, đào hang
3. Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt ?
a. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động .
b. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.
c. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết.
d. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động, hiền lành, chăm chỉ..
4. Câu có hình ảnh so sánh là?
a. Đàn kiến đông đúc. b. Người đông như kiến. c. Người đi rất đông.
5. Hãy viết một câu có hình ảnh so sánh ?
B- PHẦN VIẾT
I. Chính tả: (Nghe – viết) Bài: MƯA (5 điểm )
(Viết : Ba khổ thơ đầu – TV 3 tập 2 trang 134)
– Viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng (5 điểm)
– Viết sai phụ âm đầu, vần, thanh, tiếng, mỗi lỗi sai trừ (0,25 điểm)
– Trình bày bài bẩn trừ (0,5 điểm)
II. Tập làm văn: – Học sinh viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu.
Giới thiệu được buổi lao động (1đ); Kể được các hoạt động của buổi lao động (3đ); Nêu được ích lợi hoặc cảm nghỉ của mình về buổi lao động (1đ). Tùy theo mức độ làm bài của HS giáo viên cho điểm phù hợp.