Bộ Thi học kỳ 2 lớp 3 môn Toán và Tiếng Việt được Dethikiemtra.com cập nhật và đăng tải.
MÔN TOÁN LỚP 3
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng:
1. 5m 8cm = … cm? Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 508
B.58
C.580
D.5008
2. Ngăn trên có 48 quyển sách, ngăn dưới có 8 quyển sách. Số sách ở ngăn trên gấp mấy lần số sách ở ngăn dưới?
A. 8 lần
B.6 lần
C.40 lần
D.56 lần
3. Chu vi của hình vuông có cạnh 6cm là:
A. 12cm
B.24
C.24 cm
D.28cm
4. Số lớn nhất có 3 chữ số khác nhau là:
A. 999
B.897
C.987 D.998
5. Có 16 con gà mái và 4 con gà trống. Hỏi số gà mái hơn gà trống mấy con?
A. 4 lần
B.12 con
C.20 con
D.4 con
6. Hình vẽ bên có mấy góc vuông:
A. 2 góc vuông
B.3 góc vuông
C.4 góc vuông
D.5 góc vuông
7. 1/5 của 60 phút là:
A . 12phút B. 15 phút
C.10 phút
8. Số dư trong phép chia 39: 5 là:
A. 1
B.2
C.3
D.4
PHẦN II: TỰ LUẬN
7. Đặt tính rồi tính
105 x 6 | 754 – 265 | 972: 6 | 839: 7 |
8. Tìm X biết:
a. 426 – X = 354
b. (X+32) : 4 = 73
9. Một cửa hàng có 114 m vải hoa. Cửa hàng đã bán được 1/6 số vải đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải hoa?
10. Tìm hiệu của số lớn nhất có 3 chữ số mà tổng ba chữ số ấy bằng 17 với số nhỏ nhất có ba chữ số mà tổng ba chữ số ấy bằng 9.
Đáp án Toán 3
1A. 508; 2B. 6 lần; 3C. 24cm; 4 C.987; 5 B.12 con; 6
D.5 góc vuông; 7 A . 12phút; 8
D.4;
7. 630; 162; 119 dư 6
Advertisements (Quảng cáo)
8. Tìm x
a. 426 – X = 354
x= 426 – 354 x = 72 |
b. (X+32) : 4 = 73
x + 32 = 73 x 4 x + 32 = 292 x = 292 – 32 x = 260 |
9. Cửa hàng đã bán được số m vải hoa là: 114 : 6 = 19 (m)
Cửa hàng còn lại số mét vải hoa là: 114 – 19 = 95 (m)
Đáp số: 95 m vải hoa
10. Số lớn nhất có 3 chữ số mà tổng ba chữ số ấy bằng 17 là 980
Số nhỏ nhất có ba chữ số mà tổng ba chữ số ấy bằng 9 là 108
Hiệu của chúng là:
980 – 108 = 872
Đáp số: 872
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3
Thời gian : 60 phút
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Cho HS đọc một đoạn trích trong bài tập đọc đã học trong sgk Tiếng Việt lớp 3, tập một và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
B.ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
TAY PHẢI VÀ TAY TRÁI
Tay Trái và Tay Phải luôn là bạn của nhau. Một hôm, Tay Phải xách giỏ, mệt quá nó tị nạnh với Tay Trái:
-Cậu thật là sướng, chẳng phải làm việc gì nặng nhọc.
Nghe vậy, Tay Trái rất buồn, tự nhủ sẽ không làm việc gì nữa.
Sáng hôm sau, con người thức dậy và muốn đánh răng nhưng chỉ có một tay cầm bàn chải, không cầm được li nước, mặc quần áo thì không cài cúc được. Đến lớp học, chỉ có một tay cầm bút, không có tay để giữ giấy.
Lúc này Tay Phải mới nhận ra rằng mình không thể làm việc mà thiếu Tay Trái được. Tay Phải nói:
-Tớ biết mình sai rồi, cho tớ xin lỗi. Chúng mình làm hòa nhé!
Thế là Tay Trái lại giúp Tay Phải làm việc. Mọi việc lại được hoàn thành nhanh chóng dễ dàng vì hai tay hỗ trợ cho nhau.
Advertisements (Quảng cáo)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng
1.Vì sao Tay Phải tị nạnh với Tay Trái?
A. Vì Tay Phải cho rằng Tay Trái không phải làm việc gì nặng nhọc.
B.Vì Tay Phải cho rằng Tay Trái không hề phải làm bất cứ việc gì.
C.Vì Tay Phải cho rằng Tay Trái luôn được con người yêu quý.
2. Chuyện gì xảy ra khi tay trái không làm việc?
A. Con người không đi được xe đạp và không thể ăn chỉ với một tay.
B.Con người không thể đánh răng, không cài được cúc khi mặc quần áo và không có tay nào giữ giấy khi viết.
C.Con người không thể cài được cúc áo và không đi xe đạp được.
3. Tay Phải nhận ra điều gì?
A. Mình thật là quan trọng nên phải làm việc nhiều hơn.
B.Tay Trái không thể làm việc mà thiếu Tay Phải được.
C.Tay Phải không thể làm việc mà thiếu Tay Trái được.
4. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
…………………………………………..
5. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống :
a) …………………………….. là những thửa ruộng trên đồi của đồng bào miền núi có nhiều bậc để chống xói mòn .
b)………………………là nhà chung của buôn làng ở vùng Tây Nguyên.
c)………………………là nhà có sàn, cách mặt đất hay mặt nước một khoảng thường có miền rừng núi.
( Nhà rông, Nhà sàn, Ruộng bậc thang)
6.Gạch dưới một số từ ngữ không thuộc nhóm từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong mỗi dãy từ ngữ sau :
a) đến trường, mát mẻ, tới lớp, chuyện trò, chơi đùa, bỡ ngỡ, thích
b) viết, đọc, vẽ, tô, nghe giảng, kẻ, hỏi, chăm chỉ, trả lời
c) yêu thương, nhớ, ghét, chăm sóc, thắm thiết, quý trọng
7.* Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau
Cây sen mọc trong đầm. Về mùa xuân lá xòe ra xanh biếc phủ kín mặt đầm. Hoa sen nở xòe phô ra đài sen nhị sen vàng trông rất đẹp. Sen có nhiều loại: sen hồng sen trắng sen xanh. Hoa sen thơm ngát thanh khiết. Đầm sen mùa hạ là một trong những cảnh đẹp thân thuộc hữu tình làng quê.
C.CHÍNH TẢ :
Nghe – Viết
D.TẬP LÀM VĂN
Chọn 1 trong 2 đề sau:
1*. Viết đoạn văn (từ đến 6 câu ) giới thiệu về một cảnh đẹp nước ta mà em biết hoặc nhìn thấy trong tranh (ảnh)
2. Em hãy viết đoạn văn kể về người hàng xóm mà em quý mến.
Đáp ánTiếng Việt:
1.a
2. b
3. c
4. Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau/ Phải cùng nhau làm việc không được ganh nhau.
5 a) ruộng bậc thang: b ) nhà rông ; c) nhà sàn
6 a) mát mẻ, b) chăm chỉ, c) thắm thiết
7. Cây sen mọc trong đầm. Về mùa xuân, lá xòe ra xanh biếc, phủ kín mặt đầm. Hoa sen nở xòe phô ra đài sen, nhị sen vàng trông rất đẹp. Sen có nhiều loại: sen hồng, sen trắng, sen xanh. Hoa sen thơm ngát, thanh khiết. Đầm sen mùa hạ là một trong những cảnh đẹp thân thuộc hữu tình làng quê.
C.CHÍNH TẢ :
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp thiết của tất cả mọi người.Các bạn nhỏ cần bảo vệ môi trường băng cách bỏ rác vào đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng đồ dùng một lần, hạn chế sử dụng túi ni lông, tiết kiệm nước và bảo vệ cây cối…
D.TẬP LÀM VĂN
Đề 1: HS viết được các ý sau:
– Đó là cảnh gì? Ở đâu? Em trực tiếp ngắm hay qua tranh ảnh?
– Cảnh đó có gì đẹp? (màu sắc, cây cối, bầu trời,…)
– Em có suy nghĩ gì về cảnh đẹp đó?
Bài làm
Trước mắt em là bức tranh về Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội. Có lẽ bức tranh vẽ buổi bình minh đang lên. Nhìn ra xa, những gợn sóng nhỏ dần, nhỏ dần, rồi cuối cùng là một tấm gương phẳng óng ánh những tia nắng của buổi ban mai. Xa xa, giữa mặt hồ là Tháp Rùa đứng uy nghi với vẻ trầm mặc muôn thuở giữa cồn cỏ xanh mượt. Trên đỉnh tháp là ngọn quốc kì đang phấp phới tung bay. Đằng sau tháp là hàng cây um tùm đang soi bóng xuống mặt hồ trong xanh. Nhìn bức tranh em nhớ lại câu chuyện mà mẹ đã từng kể cho em nghe về “Sự tích Hồ Gươm”. Hồi ấy, có một vị thần Kim Quy ngậm thanh kiếm thần kì trao cho Lê Lợi để tiêu diệt giặc Minh, giữ gìn bờ cõi. Và cũng chính nơi đây, nhà vua đã hoàn lại thanh kiếm cho vị thần. Cái tên Hồ Hoàn Kiếm bắt nguồn từ giai thoại từ ấy. Không biết bây giờ vị thần tốt bụng đó với thanh kiếm nằm ở chỗ nào dưới những lớp sóng lăn tăn kia!
Đề 2: HS viết được các ý sau:
– Người đó là ai? Quan hệ với em như thế nào?
– Người đó thế nào? ( tuổi, nghề nghiệp, hình dáng, tính nết, tình cảm đối với gia đình em và em)
– Em suy nghĩ gì về người đó?
Bài làm
Mùa hè năm nay gia đình em chuyển đến nơi ở mới. Người hàng xóm đầu tiên mà em quen là chị Diệp. Chị có dáng người cao cao. Mái tóc của chị dài và luôn được tết gọn gàng. Chị rất vui tính. Mỗi khi chị cười để lộ chiếc răng khểnh trông thật duyên. Buổi chiều nào chị cũng sang nhà em chơi. Lúc đầu em còn rất bỡ ngỡ nhưng nhờ có chị nên em đã làm quen được với rất nhiều bạn mới. Rồi chị dẫn em ra nhà văn hóa, sân chơi, vườn hoa. Em rất vui được làm bạn với chị Diệp. Em mong chị Diệp mãi mãi ở gần nhà em.