Trang Chủ Lớp 5 Bài tập SGK lớp 5

Em hãy tả cảnh nhà ga xe lửa để đón hoặc tiễn người thân

Đề bài: Em đã đến ga xe lửa để đón hoặc tiễn người thân. Em hãy tả cảnh nhà ga lúc ấy

MB:

– Hoàn cảnh: tiễn chú đi Hà Nội.

– Địa điểm: tại ga xe lửa.

TB:

1. Cảnh trước nhà ga

– Người đến ga bằng xe máy, xe đạp, xích lô… với va li, túi xách; người lớn, trẻ em.

– Người xếp hàng trước quầy vé.

– Không khí chung: ồn ào, rộn ràng.

2. Cảnh sân ga

a) Cảnh chung

– Con tàu dài với những cửa sổ mở rộng.

Advertisements (Quảng cáo)

– Người đi lại trên sân ga, người lên tàu, cảnh chuyển hành li tiếng loa giục khách lên tàu.

– Một số cảnh khách lên tàu: một gia đình, mấy thanh niên khoác vai nhau, một cô gái tiễn mẹ già.

b) Cảnh tàu rời

– Loa báo đến giờ tàu chạy.

– Nhân viên nhà ga vào vị trí làm việc.

– Ông trưởng ga thổi còi, còi tàu rúc lên ba lần.

– Con tàu giật khẽ rồi lướt đi, những khung cửa sổ thoáng qua.

– Những khuôn mặt trên tàu, người ở lại.

Advertisements (Quảng cáo)

KB:

Con tàu mất hút, sân ga vắng lặng.


Tham khảo Bài văn đầy đủ tả cảnh nhà ga xe lửa

Hôm qua, chú em về Hà Nội. Bố em cho em cùng đi tiễn chú, nhân thể cho em được thấy cảnh nhà ga.

Đập vào mắt em trước tiên là cảnh dòng người xếp hàng mua vé. Dòng người tiến đi chầm chậm và cứ liên tục bổ sung thêm. Bên cạnh những dòng người ấy là những nhóm người nhỏ chờ đợi giữa những hành lí, nào va li, túi xách, nào làn mây… Thỉnh thoảng, một vài nhóm vừa đứng lên thì lại có những nhóm khác đực một chiếc xích lô hoặc một, hai chiếc xe máy chở đến. Hình như không có ai nói to, mà sân ga thì ầm ì như ong vỡ tổ.

Bố con em và chú nhanh chóng tìm đúng chỗ dòng người đang xếp hàng ra tàu và đứng cùng họ. Có lẽ ai cũng biết chắc chắn không thể nhỡ tàu nhưng ai cũng có vẻ vội vàng thành ra không tránh khỏi chen lấn, xô đẩy nhau. Sốt ruột nhất là những người phải xách hành lí nặng, có người một tay xách va li, một tay lỉnh kỉnh những túi lớn, túi nhỏ. Trái lại, có người hoàn toàn thoải mái với chiếc cặp da ôm trước ngực, đưa mắt lơ đãng ngó nhìn xung quanh như thể thu lấy những hình ảnh của sân ga trước giờ tàu chạy.

Cuối cùng, bố con em cũng vào được bên trong, sau khi đã xuất trình vé cho hai người mặc đồng phục màu xám, có thêu huy hiệu xe lửa ở vai trái. Trên sân ga, một đàon tàu đã chờ sẵn, dài như con rắn lớn, bất động, với khung cửa sổ mở rộng như những con mắt tò mò người đổ về các cửa toa, bước đi vội vã. Tiếng một cô gái trong trẻo vang lênh lanh lảnh trên loa phóng thanh càng tăng thêm không khí khẩn trương nhộn nhịp.

Một gia đình chắc là về thăm quê, gồm có bố mẹ và hai đứa con. Ông bố hai tay xách chiếc va li, bà mẹ tay bé đứa con nhỏ, tay kia xách chiếc làn, bên trong nhô lên đầu một chai nước và mấy chiếc bánh mì. Đứa con lớn chừng năm tuổi, một tay cầm khăn mặt, một tay níu áo mẹ. Mấy thanh niên khoác vai nhau, nước chậm rãi, chuyện trò rộn rã, thỉnh thoảng lại phá lên cười.

Một cô gái, sau khi đưa mẹ già lên toa, chạy xuống đứng dưới đất, ngóng lên cửa sổ nói chuyện. Từ bên trong, người mẹ nhô đầu ra cửa sổ, nói to như sợ cô gái không nghe thấy:

– Thôi, con về đi!

Cô gái “vâng” nhưng vẫn đứng nguyên chỗ cũ.

Loa phóng thanh báo đã đến giờ tàu chạy. Chú em bước lên toa.

Bố em dặn:

– Thôi, chú đi nhé. Cố gắng học tập. Đến nơi nhớ gọi điện về ngay.

Trên sân ga, những người mặc đồng phục nhà ga, tay cầm cờ nhỏ tỏa về các phía. Trước cửa ga, một người bước ra đường bệ với cái vòng tròn như vòng tròn của các cô gái đồng diễn thể dục. Bố em nói đó là ông trưởng ga. Ông ta đưa còi lên thổi một tiếng “te” dài. Từ cuối ga, tiếng còi tàu đáp lại: tu tu … tu tu. Chú em lặng đi. Đây là phút chia tay. Còi tàu lại rú lên một lần nữa dài hơn, giục giã hơn.

Con tàu giật khẽ lên mấy cái rồi từ từ lướt đi. Những người trên sân ga đứng lặng, đưa một cánh tay lên cao. Vài người cố gắng đi dọc theo một đoạn. Cô gái tiễn mẹ ban nãy, đứng cách em không xa, chợt nói to:

– Mẹ ơi! Tối nhớ mặc áo len vào nghe mẹ!

Tiếng cô tan đi trên sân ga đang trở nên vắng lặng. Con tàu đã mất hút ở cuối quãng đường cong.

Advertisements (Quảng cáo)