Bài 7.1: Hãy nêu những tính chất hoá học giống và khác nhau của bazơ tan (kiềm) và bazơ không tan. Dẫn ra thí dụ, viết phương trình hoá học.
Hướng dần :
– Giống nhau : Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
– Khác nhau : Bazơ tan (kiềm) có những tính chất như đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit, tác dụng với dung dịch muối.
Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ.
Dẫn ra những phương trình hoá học để minh hoạ.
Bài 7.2: Các bazơ khi bị nung nóng tạo ra oxit là
A. Mg(OH)2 ; Cu(OH)2 ; Zn(OH)2 ; Fe(OH)3
B. Ca(OH)2 ; KOH ; Al(OH)3 ; NaOH
C. Zn(OH)2 ; Mg(OH)2 ; KOH ; Fe(OH)3
D. Fe(OH)3 ; Al(OH)3 ; NaOH ; Zn(OH)2
Advertisements (Quảng cáo)
Đáp án A
Bài 7.3: Dung dịch HCl ; Khí CO2 đều tác dụng với
A.Ca(OH)2 ; NaOH ; Ba(OH)2 ; KOH
B. Ca(OH)2 ; KOH ; Al(OH)3 ; NaOH
C. NaOH ; KOH ; Fe(OH)3 ; Ba(OH)2
D. Ca(OH)2 ; Cr(OH)3 ; KOH
Trả lời
Advertisements (Quảng cáo)
Đáp án A
Bài 7.4: Hãy viết công thức hoá học của các
a) bazơ ứng với những oxit sau : Na2O, BaO, Al2O3, Fe2O3.
b) oxit ứng với những bazơ sau : KOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2.
a) Công thức hoá học của bazơ ứng với những oxit : NaOH tương ứng với Na2O ; Ba(OH)2 —-> BaO ; Al(OH)3 —–> Al2O3 ; Fe(OH)3 ——->Fe2O3.
b) Công thức hoá học của oxit ứng với những bazơ : K2O —–> KOH ; CaO —–> Ca(OH)2 ; ZnO —–> Zn(OH)2 ; CuO —–> Cu(OH)2.
Bài 7.5: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được cả ba chất trên. Viết các phương trình hoá học.
Hướng dẫn : Chọn thuốc thử là dung dịch H2SO4.
– Chất rắn tan trong dung dịch H2SO4 : nếu thành dung dịch màu xanh lam, chất đó là Cu(OH)2 ; nếu tạo ra kết tủa màu trắng, chất đem thử là Ba(OH)2 ; nếu sinh chất khí, chất đem thử là Na2CO3.
Phương trình hóa học:
\(Ba{(OH)_2} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow + 2{H_2}O\)
\(Cu{(OH)_2} + {H_2}S{O_4} \to CuS{O_4} + 2{H_2}O\)
\(N{a_2}C{O_3} + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)