Bài 3.1: Dung dịch HCl đều tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Mg, Fe2O3; Cu(OH)2; Ag
B. Fe, MgO ; Zn(OH)2 ; Na2SO4
C. CuO, Al, Fe(OH)3, CaCO3
D. Zn, BaO, Mg(OH)2, SO2
Đáp án C
Bài 3.2: Có các dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) ; các chất rắn Fe(OH)3, Cu và các chất khí CO2, NO.
Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một ? Viết các phương trình hoá học.
(Biết H2SO4 loãng không tác dụng với Cu).
Hướng dần :
Những cặp chất tác dụng với nhau là :
Advertisements (Quảng cáo)
– Fe(OH)3 và HCl. – KOH và HCl.
– Fe(OH)3 và H2SO4 – KOH và H2SO4.
– KOH và CO2.
Bài 3.3: Có những oxit sau : Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2
a) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 ?
b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ?
c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ?
Advertisements (Quảng cáo)
Viết các phương trình hoá học.
Hướng dẫn .
Những oxit bazơ tác dụng với dung dịch H2SO4 là : Fe2O3, CuO và MgO.
\(F{e_2}{O_3} + 3{H_2}S{O_4} \to F{e_2}{(S{O_3})_4} + 3{H_2}O\)
\(CuO + {H_2}S{O_4} \to C{\rm{uS}}{O_4} + {H_2}O\)
\(MgO + {H_2}S{O_4} \to MgS{O_4} + {H_2}O\)
Những oxit axit tác dụng với dung dịch NaOH là : SO2, CO2.
\(2NaOH + C{O_2} \to N{a_2}C{O_3} + {H_2}O\)
\(2NaOH + S{O_2} \to N{a_2}S{O_3} + {H_2}O\)
Những oxit axit tác dụng được với H2O là : SO2, CO2.
\(S{O_2} + {H_2}O \to {H_2}S{O_3}\)
\(C{O_2} + {H_2}O \to {H_2}C{O_3}\)