Bài 1.1: Có những oxit sau : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những chất nào có thể điều chế bằng
a) phản ứng hoá hợp ? Viết phương trình hoá học.
b) phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình hoá học
a) Điều chế bằng phương pháp hoá hợp : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO.
b) Điều chế bằng phương pháp phân huỷ : CuO, CO2, CaO, MgO.
Thí dụ :
\(CuC{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow CuO + C{O_2}\)
\(CaC{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow CaO + C{O_2}\)
\(MgC{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow MgO + C{O_2}\)
Bài 1.2: Hãy viết công thức hoá học và tên gọi của
Advertisements (Quảng cáo)
a) 5 oxit bazơ ;
b) 5 oxit axit.
a) Các oxit bazơ : đồng(II) oxit : CuO, natri oxit : Na2O, canxi oxit : CaO, sắt(III) oxit: Fe2O3 …
b) Các oxit axit: cacbon đioxit (CO2), lưu huỳnh đioxit (SO2), đinitơ pentaoxit (N2O5) …
Bài 1.3: Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn các tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2) Làm thế nào tách được những tạp chất ra khỏi CO ? Viết các phương trình hoá học.
Advertisements (Quảng cáo)
Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là oxit axit bị giữ lại. Đi ra khỏi dung dịch là khí CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ).
Phương trình phản ứng
\(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O\)
Bài 1.4: Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau :
a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.
a) Đặt công thức hoá học của oxit lưu huỳnh là SxOy, ta có :
\(x:y = {{50} \over {32}}:{{50} \over {16}} = 1:2\)
Oxit của lưu huỳnh có công thức hoá học là SO2.
Đáp số : b) CO ; c) Mn2O7 ; d) PbO2