Câu 2.1: Nhìn và đọc tên góc, tên đỉnh, tên các cạnh, viết ký hiệu của mỗi góc có trong hình bs.3
Bài này có các góc là xAk, xAy, xAm, xAn, kAy, kAm, kAn, yAm, yAn, mAn
Học sinh đọc từng góc. Chẳng hạn: Góc xAk (hoặc kAx) , có đỉnh A, có các cạnh là Ax là Ak; ký hiệu là \(\widehat {xAk}\) hoặc \(\widehat {{\rm{kAx}}}\).
Các góc còn lại học sinh làm tương tự.
Câu 2.2: Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp sau đây
a) Vẽ góc xOy không phải là góc bẹt;
b) Vẽ góc bẹt tBz;
c) Vẽ góc jGk và điểm M nằm bên trong góc đó;
d) Vẽ góc nCm và nCt sao cho tia Cm nằm giữa hai tia Cn và Ct;
e) Vẽ các góc xOy, yOz, zOt sao cho tia Oz nằm trong góc xOy, tia Oy nằm trong góc zOt và xOt là góc bẹt.
Advertisements (Quảng cáo)
Với mỗi ý của bài này có thể có nhiều trường hợp về hình vẽ. Chỉ yêu cầu HS vẽ đúng một trường hợp, chẳng hạn:
a)
b)
c)
Advertisements (Quảng cáo)
d)
e)
Câu 2.3: Mỗi câu sau đây đúng hay sai?
a) Hình taọ bở hai tia là một góc;
b) Hình tạo bởi hai tia phân biệt là một góc;
c) Hình tạo bởi hai tia cắt nhau là một góc;
d) Hình tạo bởi hai tia trùng nhau là một góc;
e) Hình tạo bởi hai tia đối nhau là một góc;
f) Hình tạo bởi hai tia bất kỳ trên một đường thẳng là một góc bẹt;
g) Hình tạo bởi hai tia có nhiều điểm chung (nhưng không trùng nhau) là một góc bẹt;
h) Hình tạo bởi hai tia trùng nhau là một góc bẹt;
i) Khi vẽ hai góc xOy và yOz thì Oy luôn nằm trong góc xOz;
j) Khi vẽ hai góc mOn và nOt, điểm bất kỳ thuộc tia On (không trùng với O) luôn nằm trong góc mOt;
k) Cho góc pQr (không phải là góc bẹt), điểm A bất kỳ trên tia Qp, điểm B bất kỳ trên tia Qr (A và B không trùng với Q). Điểm M thuộc đoạn thẳng AB. Khi đó tia QM luôn nằm trong góc pQr.
Trong bài này chỉ có ba câu d, e, k là đúng, các câu còn lại là sai.