Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Toán 12

Bài 1.34, 1.35, 1.36, 1.37 trang 33, 34 SBT Giải tích 12: Tìm m để hàm số y = x^4 + (m^2 – 4)x^2 + 5 có 3 cực trị ?

Bài 5 Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số SBT Toán lớp 12. Giải bài 1.34, 1.35, 1.36, 1.37 trang 33, 34 Sách bài tập Giải tích 12. Tìm m để hàm số y = x^4 + (m^2 – 4)x^2 + 5 có 3 cực trị ?

Bài 1.34: Tìm m để hàm số

a) \(y = {x^3} + (m + 3){x^2} + mx – 2\)  đạt cực tiểu tại x = 1

b) \(y =  – {1 \over 3}({m^2} + 6m){x^3} – 2m{x^2} + 3x + 1\)  đạt cực đại tại x = -1;

a) \(\eqalign{
& y’ = 3{x^2} + 2(m + 3)x + m \cr
& y’ = 0 \Leftrightarrow  3{x^2} + 2(m + 3)x + m = 0 \cr} \)

Hàm số đạt cực trị tại x = 1 thì:

\(y'(1) = 3 + 2(m + 3) + m = 3m + 9 = 0\Leftrightarrow  m =  – 3\)

Khi đó,  \(\eqalign{
& y’ = 3{x^2} – 3 \cr
& y” = 6x;y”(1) = 6 > 0 \cr} \)

Suy ra hàm số đạt cực tiểu tại x = 1 khi m = 3

b) \(\eqalign{
& y’ = – ({m^2} + 6m){x^2} – 4mx + 3 \cr
& y'( – 1) = – {m^2} – 6m + 4m + 3 \cr & = ( – {m^2} – 2m – 1) + 4 = – {(m + 1)^2} + 4 \cr} \)

Hàm số đạt cực trị tại x = -1 thì :

\(\eqalign{
& y'( – 1) = – {(m + 1)^2} + 4 = 0 \Leftrightarrow  {(m + 1)^2} = 4 \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
m = 3 \hfill \cr
m = – 1 \hfill \cr} \right. \cr} \)

Với m  = -3 ta có y’ = 9x2 + 12x + 3

                  \(\Rightarrow y’’ = 18x + 12\)

                  \(\Rightarrow y’’(-1) = -18 + 12 = -6  < 0\)

Suy ra hàm số đạt cực đại tại x = -1.

Advertisements (Quảng cáo)

Với m = 1 ta có:

\(y’ =  – 7{x^2} – 4x + 3 \)

\(\Rightarrow y” =  – 14x – 4\)

\(\Rightarrow  y”( – 1) = 10 > 0\)

Suy ra hàm số đạt cực tiểu tại x = -1

Kết luận: Hàm số đã cho đạt cực đại tại x = -1 khi m = -3.

Bài 1.35: Tìm m để hàm số

a) \(y = {x^4} + ({m^2} – 4){x^2} + 5\) có 3 cực trị

b) \(y = (m – 1){x^4} – m{x^2} + 3\) có đúng một cực trị.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Hàm số có 3 cực trị khi và chỉ khi y’ = 0 có 3 nghiệm phân biệt , tức là :

\(y’ = 4{x^3} + 2({m^2} – 4)x = 2x(2{x^2} + {m^2} – 4) = 0\)  có 3 nghiệm phân biệt

\(\Leftrightarrow {x^2} + {m^2} – 4 = 0\) có 2 nghiệm phân biệt khác 0

\(\Leftrightarrow 4 – {m^2} > 0 \Leftrightarrow  – 2 < m < 2\)

Vậy với  – 2 < m < 2 hàm số có 3 cực trị.

b) \(y’ = 4(m – 1){x^3} – 2mx = 2x[2(m – 1){x^2} – m{\rm{]}}\)

Hàm số có đúng một cực trị khi y’ = 0 có đúng một nghiệm, tức là:

\(2x[2(m – 1){x^2} – m{\rm{] = 0}}\)  chỉ có nghiệm x = 0

Muốn vậy, phải có m = 1 hoặc \({m \over {2(m – 1)}} \le 0 \Leftrightarrow  0 \le m \le 1\)

Vậy với \(0 \le m \le 1\) hàm số đã cho có một cực trị duy nhất.

Bài 1.36: Tìm m để hàm số:  \(y = {1 \over 3}m{x^3} + m{x^2} + 2(m – 1)x – 2\) không có cực trị

Hàm số không có cực trị khi và chỉ khi phương trình:

\(y’ = m{x^2} + 2mx + 2(m – 1) = 0\) không có 2 nghiệm phân biệt.

Muốn vậy, phải có:

\(\eqalign{
& \Delta ‘ = {m^2} – 2m(m – 1) = – {m^2} + 2m \le 0 \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
m \le 0 \hfill \cr
m \ge 2 \hfill \cr} \right. \cr} \)

Vậy với m ≤ 0 hoặc m ≥ 2 hàm số đã cho không có cực trị.

Bài 1.37: Chứng minh rằng hàm số: \(y = {x^3} – 3(m – 1){x^2} – 3(m + 3)x – 5\)  luôn có cực trị với mọi giá trị của m ∈ R

\(\eqalign{
& y’ = 3{x^2} – 6(m – 1)x – 3(m + 3) \cr
& y’ = 0 \Leftrightarrow  {x^2} – 2(m – 1)x – m – 3 = 0 \cr} \)

Hàm số cực trị khi và chỉ khi y’ = 0 có 2 nghiệm phân biệt.

\( \Leftrightarrow  \Delta ‘ = {(m – 1)^2} + m + 3 = {m^2} – m + 4 \ge 0\)

Ta thấy tam thức \(\Delta ‘ = {m^2} – m + 4\) luôn dương với mọi \(m \in R\) vì \(\delta  = 1 – 16 =  – 15 < 0\) và a = 1 > 0.

Vậy hàm số đã cho luôn có cực trị với mọi giá trị.

Advertisements (Quảng cáo)