Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Toán 12

Bài 1.23, 1.24, 1.25 trang 20 SBT Giải tích 12:  Tìm các giá trị của m để phương trình : x3 – 3×2 – m = 0  có ba nghiệm phân biệt ?

Bài 3 Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số SBT Giải tích 12. Giải bài 1.23, 1.24, 1.25 trang 20 Sách bài tập Giải tích 12. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số ?;  Tìm các giá trị của m để phương trình : x3 – 3x2 – m = 0  có ba nghiệm phân biệt ?
Bài 1.23: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f(x) = x + {9 \over x}\) trên đoạn [2; 4]

(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008)

TXĐ: D = R\{0}

\(\eqalign{
& f'(x) = 1 – {9 \over {{x^2}}} = {{{x^2} – 9} \over {{x^2}}} \cr
& f'(x) = 0 < = > x = \pm 3 \cr} \)

Hàm số nghịch biến trong các khoảng (-3; 0), (0; 3) và đồng biến trong các khoảng \(( – \infty ;3),(3; + \infty )\)

Bảng biến thiên:

 Ta có: \({\rm{[}}2;4] \subset (0; + \infty );f(2) = 6,5;f(3) = 6;f(4) = 6,25\)

Suy ra : \(\mathop {\min }\limits_{{\rm{[}}2;4]} f(x) = f(3) = 6;\mathop {\max }\limits_{{\rm{[}}2;4]} f(x) = f(2) = 6,5\).

Bài 1.24: Tìm các giá trị của m để phương trình : x3 – 3x2 – m = 0  có ba nghiệm phân biệt.

Advertisements (Quảng cáo)

Đặt f(x) = x3 – 3x2      (C1)

        y = m                  (C2)

Phương trình x3 – 3x2 – m = 0 có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi (C1) và (C2) có ba giao điểm.

Ta có:  \(\eqalign{
& f'(x) = 3{x^2} – 6x = 3x(x – 2) = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 0 \hfill \cr
x = 2 \hfill \cr} \right. \cr} \)

Advertisements (Quảng cáo)

Bảng biến thiên:

Suy ra (C1),(C2) cắt nhau tại 3 điểm khi -4 < m < 0

Kết luận : Phương trình x3 – 3x2 – m = 0  có ba nghiệm phân biệt với những giá trị của m thỏa mãn điều kiện:  -4 < m < 0.

Bài 1.25: Cho số dương m. Hãy phân tích m thành tổng của hai số dương sao cho tích của chúng là lớn nhất.

Cho m > 0. Đặt x là số thứ nhất, 0 < x < m , số thứ hai là m – x

Xét tích  P(x) = x(m – x)

Ta có:     P’(x) = – 2x  + m

    \(P'(x) = 0 <  =  > x = {m \over 2}\)

Bảng biến thiên

 

Từ đó ta có giá trị lớn nhất của tích hai số là: \(\mathop {\max }\limits_{(0;m)} P(x) = P({m \over 2}) = {{{m^2}} \over 4}\).

Advertisements (Quảng cáo)