Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Toán 11

Bài 1, 2, 3 trang 140, 141 SGK Đại số và Giải tích 11: Hàm số liên tục

Bài 3 Hàm số liên tục. Giải bài 1, 2, 3 trang 140, 141 Sách giáo khoa Đại số và Giải tích 11. Dùng định nghĩa xét tính liên tục của hàm số; Vẽ đồ thị của hàm số

Bài 1: Dùng định nghĩa xét tính liên tục của hàm số \(f(x) = x^3+ 2x – 1\) tại \(x_0= 3\).

Hàm số \(f(x) = x_3+ 2x – 1\) xác định trên \(\mathbb R\) và \(x_0= 3 ∈ \mathbb R\).

\(\underset{x\rightarrow 3}{lim} f(x) =\) \(\underset{x\rightarrow 3}{lim}( x^3+ 2x – 1) = 3^3+ 2.3 – 1 = f(3)\)
nên hàm số đã cho liên tục tại điểm \(x_0= 3\).


Bài 2: a) Xét tính liên tục của hàm số \(y = g(x)\) tại \(x_0= 2\), biết

\(g(x) = \left\{\begin{matrix} \frac{x^{3}-8}{x- 2}; &x\neq 2 \\ 5;& x=2 \end{matrix}\right.\).

b) Trong biểu thức xác định \(g(x)\) ở trên, cần thay số \(5\) bởi số nào để hàm số liên tục tại \(x_0= 2\).

a) Ta có \(\underset{x\rightarrow 2}{\lim} g(x) = \)\(\underset{x\rightarrow 2}{lim}\) \(\frac{x^{3}-8}{x-2}\) = \(\underset{x\rightarrow 2}{lim}(x^2+2x + 4) = 2^2+2.2 +4 = 12\).

Advertisements (Quảng cáo)

Vì \(\underset{x\rightarrow 2}{\lim} g(x) ≠ g(2)\) nên hàm số \(y = g(x)\) gián đoạn tại \(x_0= 2\).

b) Để hàm số \(y = f(x)\) liên tục tại \(x_0= 2\) thì ta cần thay số \(5\) bởi số \(12\).


Bài 3: Cho hàm số \(f(x) = \left\{\begin{matrix} 3x + 2; & x<-1\\ x^{2}-1 & x \geq -1 \end{matrix}\right.\)

a) Vẽ đồ thị của hàm số \(y = f(x)\). Từ đó nêu nhận xét về tính liên tục của hàm số trên tập xác định của nó.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Khẳng định nhận xét trên bằng một chứng minh.

a)

Đồ thị hàm số \(y = f(x)\) là một đường không liền nét mà bị đứt quãng tại \(x_0= -1\). Vậy hàm số đã cho liên tục trên khoảng \((-∞; -1)\) và \((- 1; +∞)\).

b)

+) Nếu \(x < -1\): \(f(x) = 3x + 2\) liên tục trên \((-∞; -1)\) (vì đây là hàm đa thức).

+) Nếu \(x> -1\): \(f(x) = x^2- 1\) liên tục trên \((-1; +∞)\) (vì đây là hàm đa thức).

+) Tại \(x = -1\);

Ta có

\(\underset{x\rightarrow -1^{-}}{lim} f(x) = \)\(\underset{x\rightarrow -1^{-}}{lim} (3x + 2) = 3(-1) +2 = -1\).

\(\underset{x\rightarrow -1^{+}}{lim} f(x) = \underset{x\rightarrow -1^{+}}{lim} (x^2- 1) = (-1)^2- 1 = 0\).

Vì \(\underset{x\rightarrow -1^{-}}{lim} f(x) ≠ \underset{x\rightarrow -1^{+}}{lim} f(x)\) nên không tồn tại \(\underset{x\rightarrow -1}{lim} f(x)\). Vậy hàm số gián đoạn tại \(x_0= -1\).

Advertisements (Quảng cáo)