Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Toán 11

Bài 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 trang 169 SBT Đại số và giải tích 11: Xét tính liên tục của các hàm số sau trên tập xác định của chúng ?

Bài 3 hàm số liên tục SBT Toán lớp 11. Giải bài 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 trang 169. Câu 3.5: Xét tính liên tục của các hàm số sau…; Xét tính liên tục của các hàm số sau trên tập xác định của chúng ?

Bài 3.5: Xét tính liên tục của các hàm số sau:

a) \(f\left( x \right) = \sqrt {x + 5}\) tại x = 4 ;

b) \(g\left( x \right) = \left\{ \matrix{
{{x – 1} \over {\sqrt {2 – x} – 1}},\,\,{\rm{ nếu }}\,\,x \le 1 \hfill \cr
– 2x{\rm{ ,\,\, nếu }}\,\,x \ge 1 \hfill \cr} \right.\) tại x = 1

a)     Hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {x + 5} \) có tập xác định là  \({\rm{[}} – 5{\rm{ }};{\rm{ }} + \infty )\). Do đó, nó xác định trên khoảng \(\left( { – 5{\rm{ }};{\rm{ }} + \infty } \right)\) chứa x = 4

Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 4} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 4} \sqrt {x + 5}  = 3 = f\left( 4 \right)\) nên \(f\left( x \right)\) liên tục tại x = 4

b)     Hàm số:  \(g\left( x \right) = \left\{ \matrix{
{{x – 1} \over {\sqrt {2 – x} – 1}},\,\,{\rm{ nếu }}\,\,x \le 1 \hfill \cr
– 2x{\rm{ ,\,\, nếu }}\,\,x \ge 1 \hfill \cr} \right.\) tại x = 1 có tập xác định là R

Ta có, \(g\left( 1 \right) =  – 2\)        (1)

\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} g\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} {{x – 1} \over {\sqrt {2 – x} – 1}} \cr
& = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} {{\left( {x – 1} \right)\left( {\sqrt {2 – x} + 1} \right)} \over {1 – x}} \cr
& = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} \left( { – \sqrt {2 – x} – 1} \right) = – 2 \cr}\)         (2)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} g\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( { – 2x} \right) =  – 2\)        (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right) =  – 2 = g\left( 1 \right)\)

Vậy g(x) liên tục tại x = 1

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 3.6: Xét tính liên tục của các hàm số sau trên tập xác định của chúng :

a) \(f\left( x \right) = \left\{ \matrix{
{{{x^2} – 2} \over {x – \sqrt 2 }},\,{\rm{ nếu }}\,\,x \ne \sqrt 2 \hfill \cr
2\sqrt 2 {\rm{ , \,\,nếu }}\,\,x = \sqrt 2 \hfill \cr} \right.\) ;

b) \(g\left( x \right) = \left\{ \matrix{
{{1 – x} \over {{{\left( {x – 2} \right)}^2}}},\,\,{\rm{ nếu }}\,\,x \ne 2 \hfill \cr
3{\rm{ ,\,\, nếu }}\,\,x = 2 \hfill \cr} \right.\)

a) \(f\left( x \right) = \left\{ \matrix{
{{{x^2} – 2} \over {x – \sqrt 2 }},\,{\rm{ nếu }}\,\,x \ne \sqrt 2 \hfill \cr
2\sqrt 2 {\rm{ , \,\,nếu }}\,\,x = \sqrt 2 \hfill \cr} \right.\) ;

Tập xác định của hàm số là D = R

– Nếu \(x \ne \sqrt 2 \) thì \(f\left( x \right) = {{{x^2} – 2} \over {x – \sqrt 2 }}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Đây là hàm phân thức hữu tỉ nên liên tục trên các khoảng \(\left( { – \infty {\rm{ }};{\rm{ }}\sqrt 2 } \right)\) và \(\left( {\sqrt 2 {\rm{ }};{\rm{ }} + \infty } \right)\)

– Tại \(x = \sqrt 2 \) :

\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to \sqrt 2 } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to \sqrt 2 } {{{x^2} – 2} \over {x – \sqrt 2 }} \cr
& = \mathop {\lim }\limits_{x \to \sqrt 2 } {{\left( {x – \sqrt 2 } \right)\left( {x + \sqrt 2 } \right)} \over {x – \sqrt 2 }} \cr
& = \mathop {\lim }\limits_{x \to \sqrt 2 } \left( {x + \sqrt 2 } \right) = 2\sqrt 2 = f\left( {\sqrt 2 } \right) \cr}\)

Vậy hàm số liên tục tại \(x = \sqrt 2 \)

Kết luận : \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên R

b)  \(g\left( x \right) = \left\{ \matrix{
{{1 – x} \over {{{\left( {x – 2} \right)}^2}}},\,\,{\rm{ nếu }}\,\,x \ne 2 \hfill \cr
3{\rm{ ,\,\, nếu }}\,\,x = 2 \hfill \cr} \right.\)    có tập xác định là D = R

– Nếu \(x \ne 2\) thì \(g\left( x \right) = {{1 – x} \over {{{\left( {x – 2} \right)}^2}}}\) là hàm phân thức hữu tỉ, nên nó liên tục trên các khoảng \(\left( { – \infty ,2} \right)\) và \(\left( {2, + \infty } \right)\)

Tại x = 2 : \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} g\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} {{1 – x} \over {{{\left( {x – 2} \right)}^2}}} =  – \infty \)

Vậy hàm số \(y = g\left( x \right)\) không liên tục tại x = 2

Kết luận : \(y = g\left( x \right)\) liên tục trên các khoảng \(\left( { – \infty ,2} \right)\) và \(\left( {2, + \infty } \right)\) nhưng gián đoạn tại x = 2

Bài 3.7: Tìm giá trị của tham số m để hàm số

\(f\left( x \right) = \left\{ \matrix{
{{{x^2} – x – 2} \over {x – 2}},\,{\rm{ nếu }}\,\,x \ne 2 \hfill \cr
m{\rm{ , \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,,\,nếu }}\,\,x = 2 \hfill \cr} \right.\) liên tục tại x = 2

m = 3

Bài 3.8: Tìm giá trị của tham số để hàm số

\(f\left( x \right) = \left\{ \matrix{
{{\sqrt x – 1} \over {{x^2} – 1}},\,\,{\rm{ nếu }}\,\,x \ne 1 \hfill \cr
{m^2}{\rm{ ,\,\, nếu }}\,\,x = 1 \hfill \cr} \right.\)  liên tục trên \(\left( {0; + \infty } \right)\)

\(m =  \pm {1 \over 2}\)

Advertisements (Quảng cáo)