Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 5, 6, 7, 8 trang 68, 69, 70 SBT Sinh 10: Mô tả sự biến đổi hình thái của NST qua chu kì tế bào ?

Chương IV Phân bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 68, 69, 70 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 5: Nêu các động thái của NST trong chu kì tế bào. Ý nghĩa ?…

Bài 5: Nêu các động thái của NST trong chu kì tế bào. Ý nghĩa ?

 –    NST duỗi xoắn : Thuận lợi cho sự nhân đôi NST ở kì trung gian.

–    NST đóng xoắn và co ngắn : Thuận lợi cho sự xếp hàng của NST trên mặt phẳng xích đạo và ức chế sự nhân đôi —> NST chỉ nhân đôi 1 lần, thuận lợi cho sự phân li của NST, đồng thời bảo quản tốt hơn thông tin di truyền.

–    NST nhân đôi rồi phân chia đồng đều về 2 cực tế bào —> thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hộ tế bào và cơ thể.

Bài 6: Mô tả sự biến đổi hình thái của NST qua chu kì tế bào. Nêu ý nghĩa của mỗi sự biến đổi đó.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 7: Nói “Kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân” có đúng không ? Giải thích.

–    Nói “Kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân” là không đúng.

–     Kì trung gian gồm 3 pha (G1, S và G2) chiếm đến 90% thời gian của một chu kì tế bào. Trong kì trung gian xảy ra các hoạt động sống rất mạnh mẽ, có hoạt động trao đổi chất, tổng hợp và phân giải các chất, hình thành các bào quan mới, tế bào tăng lên về kích thước.

Advertisements (Quảng cáo)

–     Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tê bào, chuẩn bị cho quá trình phân bào tiếp theo.

Bài 8: Hoạt tính di truyền của vật chất di truyền ở sinh vật được thể hiện ở thời điểm nào trong chu kì tế bào. Vì sao ? Nêu các hoạt động chủ yếu xảy ra.

–     Hoạt tính di truyền của vật chất di truyền ở sinh vật được thể hiện ở kì trung gian của chu kì tế bào.

–     Ở kì trung gian : NST tháo xoắn, ở dạng sợi mảnh nên ADN mới ở trạng thái hoạt động thể hiện hoạt tính di truyền.

–     Các hoạt tính chủ yếu là :

+ Tự sao (nhân đôi ADN).

+ Tổng hợp các loại ARN.

+ Tổng hợp Prôtêin.

+ Sự tự nhân đôi của ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của NST, đảm bảo duy trì ổn định số lượng vật chất di truyền cho các tế bào con.

Advertisements (Quảng cáo)